Bệnh viêm kết mạc mùa xuân là một trong những loại viêm kết mạc do dị ứng, bệnh thường xảy ra vào mùa xuân, khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu thậm chí có thể ảnh hưởng lớn tới thị lực.
- Thầy thuốc tư vấn bài thuốc Đông Y điều trị chứng chân tay ra mồ hôi
- Bác sĩ YHCT tư vấn bài thuốc Đông Y chữa bệnh trầm cảm
- Bài thuốc Đông Y điều trị viêm phế quản mạn tính bằng mật ong
Viêm kết mạc mùa xuân là gì? Bài thuốc Đông Y trị Viêm kết mạc mùa xuân
Viêm kết mạc mùa xuân là gì?
Bác sĩ chuyên khoa Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, vào mùa xuân hoa nở nhiều, các loại phấn hoa bay tỏa vào không khí, nếu vào mắt người có cơ địa dị ứng sẽ gây nên những triệu chứng Viêm kết mạc mùa xuân. Đối với bệnh nhân bị viêm kết mạc mùa xuân thường có biểu hiện bị đỏ cả hai mắt, ngứa, cảm giác như bị phỏng, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, có ghèn rây, lúc nào cũng muốn lấy tay dụi mắt nhưng càng dụi càng ngứa. Bệnh hay tái phát theo mùa. Khi lộn mi thấy ở mi mắt có những nốt (nhú gai) màu đỏ lớn, đường kính trên 1mm nằm sát nhau, có hình dáng như được lát một lớp sỏi, nhú gai có mạch máu ở đỉnh, hoặc thấy những nốt có màu trắng như sữa ở gần tròng đen.
Điều trị viêm kết mạc mùa xuân cũng giống như viêm kết mạc dị ứng khác, bệnh nhân cần phải tìm được dị nguyên và tránh tiếp xúc với nó thì bệnh không thể tái phát được. Còn theo chia sẻ của các Dược sĩ Đại học, bệnh nhân cần đi khám bệnh và dùng thuốc theo đúng chỉ định, không nên tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Trường hợp bệnh nặng đã có biến chứng vào giác mạc, cần phải điều trị lâu dài và đúng cách dưới sự chăm sóc của các bác sĩ chuyên khoa.
Nếu thường xuyên dùng thuốc vẫn không hết, đôi khi phải thay đổi môi trường sống, chẳng hạn như chuyển đến vùng khí hậu ôn hòa, ít ẩm thấp để sống một thời gian.
Bệnh phát nhanh, mắt cảm thấy có dị vật, tròng trắng đỏ, sưng,…
Bài thuốc Đông Y trị Viêm kết mạc mùa xuân
Ngoài việc sử dụng thuốc tân dược trong điều trị viêm kết mạc mùa xuân, bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc Đông Y để trị bệnh sao cho hiệu quả.
Thể phong nhiệt (tương đương với thể cấp tính của YHHĐ): Bệnh phát nhanh, mắt cảm thấy có dị vật, tròng trắng đỏ, sưng, nóng, nhiều dử (ghèn), mi mắt hơi sưng, mũi nghẹt, sợ sáng, nhìn không rõ, mũi chảy nước, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng, mạch phù sác.
Bài thuốc: ngân hoa 16g, cát cánh 6g, hoàng đằng 8g, chi tử 12g, cúc hoa 12g, kỷ tử 8g, bạc hà 6g, ngưu bang 12g, hoàng cầm 12g, kinh giới 12g, tang diệp 16g, liên kiều 12g. Sắc uống.
Thể thấp nhiệt (tương đương với mạn tính của YHHĐ): Do thấp nhiệt ở kinh phế, tỳ, can, kết hợp với phong mà gây ra bệnh. Tròng trắng mắt dầy lên, nhặm, nóng, khô, nhiều tia máu, ngứa, sợ ánh sáng, nhìn lâu mỏi mắt. Bệnh thường kèm toàn thân mệt mỏi, táo bón, có sốt, nhức đầu, tiểu ít, rêu lưỡi vàng, mạch trầm sác.
Bài thuốc: tang diệp 16g, phòng phong 12g, hoàng cầm 8g, mạn kinh tử 12g, bạc hà 8g, kinh giới 12g, nhân trần 16g, sa tiền 12g, hoàng đằng 12g. Sắc uống.
Thể âm hư: Do viêm cấp chữa không triệt để làm ảnh hưởng đến phần âm. Với biểu hiện mắt ngứa, nhặm, nhìn lâu mỏi mắt, nóng, khô, sợ ánh sáng, nhìn mờ, tinh thần mệt mỏi, nhức đầu, táo bón, người có cảm giác hâm hấp, tiểu ít, rêu lưỡi vàng, mạch hư nhược.
Bài thuốc: ngân hoa 20g, hạ khô thảo 8g, tang bì 12g, ngưu bang 8g, cúc hoa 8g, sinh địa 12g, mạch môn 12g. Sắc uống.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn