Bệnh viêm kết mạc thường nhẹ và dễ dàng điều trị khi biết nguyên nhân gây bệnh. Mỗi loại viêm kết mạc sẽ có những dấu hiệu và cách điều trị khác nhau. Dưới đây là một loại viêm kết mạc thường gặp.
- Tại sao viêm kết mạc lại thường tái phát vào mùa xuân?
- Thuốc kháng sinh điều trị bệnh viêm kết mạc hiệu quả
- Đi bơi có bị lây nhiễm viêm kết mạc hay không?
Bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn
Viêm kết mạc do các loại vi khuẩn thông thường gây ra. Hay gặp nhất là ở các vi khuẩn như tụ câu, liên cầu, bạch cầu và phế cầu,…Bệnh thường xuất hiện đột ngột, lúc đầu ở 1 mắt và dễ dàng lây lan sang mắt còn lại. Nhất là trẻ em, vì trẻ hay dụi mắt nên dễ dàng lây lan.
Khi đó mắt sẽ có nhiều dử kèm nhèm, rất khó mở mắt vào buổi sáng, mi mắt còn bị sưng nề, đóng vẩy khô do dử mắt có dạng mủ nhày. Khi bị kết mạng đỏ, có thể còn xuất hiện xuất huyết ở kết mạc. Trường hợp nặng, người bệnh còn có thể có màng giả bán ở trên kết mạc, khi này thì người bệnh cần sớm đến cơ sở Y tế khám chữa bệnh chuyên khoa để được bác sĩ bóc màng giả, khi bóc thì có thể gây ra chảy máu. Khi đó thực lực của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Để điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn gây ra thì bạn nên dội, rửa và vệ sinh mắt thường xuyên bằng dung dịch nước muối, bóc màng giả hàng ngày nếu có, hoặc cũng có thể sử dụng các thuốc kháng sinh để điều trị viêm kết mạc.
Bệnh viêm kết mạc do lậu cầu
Bệnh do vi khuẩn lậu cầu gây ra, thưởng gặp nhất ở trẻ sơ sinh, khi phát triển nặng bệnh có nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến giác mạc. Ở giai đoạn cấp tính, bệnh sẽ xuất hiện vào ngày thứ 2-3 sau khi sinh ra nhiễm qua đường sinh dục. Khi đó trẻ sẽ có những triệu chứng như trẻ bị sưng húp, mi và kết mạc sưng nề đỏ, dử mắt dạng mủ và bẩn dính chặt vào lớp kết mạc.
Để điều trị bệnh thì có thể sử dụng dung dịch argyrol 3% cho trẻ ngay sau khi sinh để phòng bệnh và thực hiện các xét nghiệm Y tế để xác định chính xác bệnh. Ngoài ra, cũng cần thường xuyên rửa mắt để vệ sinh mắt, tránh dụi mắt thường xuyên , tuy nhiên người bệnh cũng nên đến cơ sở Y tế để được kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hơp.
Viêm kết mạc do Adenovirus
Biểu hiện của hiện tượng này là người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như: sốt, viêm họng và bị nổi hạch cùng với đó là hiện tượng mi sưng, cộm mắt, sử trong dính, kết mạc đỏ, phù và xuất huyết, có thể người bệnh còn thấy nhìn mờ, kèm theo bị tổn thương giắc mạc.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc để điều trị đặc hiệu, bệnh có thể thoái lui sau 2 tuần, người bệnh vẫn có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhưng chỉ giảm nhưng không khỏi triệt để.
Bệnh viêm kết mạc do Herpes virus
Vùng da quanh mi có thể xuất hiện những nốt mụn phỏng kèm theo phù đỏ, dử mắt loãng,…bạn có thể sử dụng các thuốc virus Herpes, thuốc kháng sinh và uống thêm vitamin nâng cao thể trạng.
Bệnh viêm kết mạc do Chlamydia
Là bệnh viêm kết mạc do một loại vi sinh vật Chlamydia trachomatis gây ra và thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Bệnh viêm kết mạc mùa xuân
Là bệnh thường dị ứng theo mùa, với biểu hiện lâm sàng và tiến triển riêng biệt. Ngoài các triệu chứng trên thì còn xuất hiện thêm nhú viêm điển hình có hình dạng như đá lá đường.
Bệnh viêm kết mạc – mũi dị ứng
Là bệnh khá phổ biến do tác nhân dị ứng gây ra như phấn hoa, bụi, nấm, …Ở giai đoạn cấp tính, trẻ thường bị ngứa mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi.
Hiền – Ytevietnam.edu.vn