Viêm tai giữa cấp là tình trạng viêm cấp tính ở tai giữa thường xảy ra ở trẻ 6 tháng đến 3 tuổi. Bệnh có đợt bùng phát nhanh, ngắn làm trẻ nhiễm trùng tai giữa, có dịch trong tai. Bệnh tiến triển trong khoảng 2 – 3 tuần từ nhẹ đến nặng.
- Những nguyên nhân viêm tai giữa ở trẻ các mẹ cần biết để đề phòng
- Những bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa mẹ cần biết?
- Cách dùng kháng sinh cho trẻ nhỏ cho đúng
Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa cấp
Trẻ bị viêm tai giữa cấp chủ yếu là do nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc bị rối loạn chức năng vòi nhĩ. Một yếu tố gây viêm tai giữa cấp nữa là do nhiễm siêu vi vòm mũi họng làm viêm, phù nề vòi nhĩ.
Các vi khuẩn gây viêm tai giữa cấp thường gặp là: Steptococcus, Heamophilus influenza, Pneumomiae… Với trẻ sơ sinh thường gặp là loại vi khuẩn gram âm có tên: Enterococci, Escheria coli
Triệu chứng viêm tai giữa cấp
Viêm tai giữa cấp thay đổi tùy theo độ tuổi của mẹ và bé, với trẻ sơ sinh biểu hiện thường không rõ ràng, có khi chỉ quấy khóc, bú ít, có khi chỉ là kích thích.
Với trẻ lớn hơn, thường bị sốt kèm tho viêm đường hô hấp trên, đau tai. Thường lấy tay bất tai, đầy tai trước khi có dịch trong tai. Bên cạnh đó trẻ có thể gặp một số triệu chứng như: chóng mặt, mất thăng bằng, nôn trớ, tiêu chảy.
Khi bị viêm tai giữa cấp thanh dịch, trẻ sẽ có hiện tượng nghe kém. Ở giai đoạn đầu màng nhĩ viêm đỏ, sung huyết hoặc mất độ trong suốt.
Nếu không điều trị kịp thời có thể gây thủng mạng chĩ, chảy mũ. Biến chứng nặng có thể gây áp se não, viêm màng não…
Các yếu tố gây viêm tai giữa cấp
Viêm tai giữa cấp ở trẻ chủ yếu gặp ở trẻ 1 tuổi đến 6 tuổi. Thông thường vào mùa thu và đông khiến trẻ dễ bị viêm tai giữa cấp.
Khi trẻ đi học cũng dễ bị lây bệnh và gây viêm tai giữa cấp, trẻ thường dùng núm vú giả, tiếp xúc với các chất ô nhiễm, nơi có nhiều vi khuẩn…
Điều trị viêm tai giữa cấp
Khi trẻ bị đau nhiều, chưa thủng màng nhĩ có thể các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng thuốc nhỏ tai có tác dụng làm tê tai, giảm đau tại chỗ cho trẻ.
Khi trẻ có dấu hiệu chảy dịch ở tai, các bậc cha mẹ nên cho con đến các cơ sở y tế về tai mũi họng để được điều trị chăm sóc, làm sạch tai.
Khi trẻ có biểu hiện ho, sốt, chảy mủ hoặc đau họng cần cho trẻ đi khám và điều trị kịp thời tránh dẫn đến tình trạng biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ.
Những trường hợp nặng có thể được chỉ định phẫu thuật, trong đó việc sử dụng ống thông nhĩ để điều trị là biện pháp thiết yếu.
Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn