Công tác phòng chống bệnh lao tại Việt Nam những năm gần đây nhận được nhiều kết quả tích cực, được thế giới công nhận và đánh giá cao.
- Bệnh hắc lào: Nguyên nhân và những cách điều trị bệnh cực hiệu quả
- 5 cách phòng ngừa bệnh ung thư máu hiệu quả nhất
- Các biểu hiệu của ung thư phổi giai đoạn cuối dễ thấy nhất
Gánh nặng bệnh lao ở Việt Nam
Tại Hội nghị Quốc gia về đào tạo chuyên ngành lao và bệnh phổi, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường đưa ra thông tin Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia đi đầu trong việc phòng chống bệnh lao toàn cầu được WHO công nhận. Đây là tín hiệu đáng mừng ghi nhận những cố gắng của ngành Y tế Việt Nam trong việc kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh lao.
Hiện nay, gánh nặng từ bệnh lao ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao, trở thành gánh nặng với sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê, Việt Nam đứng thứ 12 trong top 20 quốc gia có tỷ lệ bệnh nhân lao cao nhất thế giới. Đứng thứ 14 trong tổng số 27 quốc gia có số người bệnh lao bị đa kháng thuốc cao nhất.
Phòng chống bệnh lao.
Các biện pháp phòng chống bệnh lao được chính phủ đề ra thực hiện tới năm 2020. Trong đó tập trung chủ yếu vào nguồn nhân lực chuyên ngành lao.
Theo con số thống kê của Tổ chức y tế thế giới, ước tính có 1,8 triệu người tử vong trong tổng số 10,2 triệu người mắc bệnh lao mỗi năm. Riêng tại Việt Nam có 16.000 người tử vong do bệnh lao (thống kê năm 2015). Tuy có những dấu hiệu tích cực, song lao vẫn là căn bệnh có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong hàng đầu ở Việt Nam.
Các bác sĩ hàng đầu về lao phổi tại Việt Nam cho biết, để phòng chống bệnh lao hiệu quả, Việt Nam đã có nhiều phương tiện mang tính đột phá có thể chẩn đoán vi khuẩn lao trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Hiện nay, ngành y tế đang điều trị thuốc trị lao đa khoa kháng thuốc. Là một trong những quốc gia đầu tiên điều trị được siêu kháng thuốc chống bệnh lao trên thế giới.
Phương pháp phòng chống bệnh lao phổi hiệu quả
Để phòng chống bệnh lao phổi, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên thực hiện những biện pháp sau:
- Tiêm vắc xin ngừa bệnh lao cho người từ 15 tuổi trở lên.
- Cách ly người bị lao với người xung quanh để tránh lây nhiễm, không dùng chung đồ, sinh hoạt chung với người bệnh lao.
- Đeo khẩu trang mỗi khi đi đường và chốn đông người.
- Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, không hút thuốc lá, uống bia rượu, thức khuya… Có một lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa bệnh lao hiệu quả.
- Giữ không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng khí.
- Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu của bệnh. Trong trường hợp cơ thể có các triệu chứng của lao, cần nhanh chóng đến các trung tâm y tế để bác sĩ khám và điều trị kịp thời.
Lao sẽ không còn là bệnh lý nguy hiểm nếu có phương pháp phòng chống bệnh lao đúng cách. Để phòng bệnh, rất cần đến sự chủ động, trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể và toàn xã hội.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn