Thời tiết lạnh, thay đổi thất thường là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn và virut gây nên cảm cúm đặc biệt là với những người có sức đề kháng kém.
- Bỏ túi 4 bài thuốc dân gian trị cảm cúm hiệu quả
- Bật mí 7 cách phòng bệnh cúm cực kỳ hiệu quả
- Làm thế nào dể phân biệt cảm lạnh và cảm cúm
Tác dụng của xông lá trị cảm
Phương pháp trị cảm dùng cho cả hai thể cảm hàn và cảm nhiệt. Một số loại lá nấu nước xông có chứa tinh dầu cực kỳ hữu hiệu trong giải cảm tiêu độc.
Bạn có thể kết hợp nhiều loại lá khác nhau như lá bưởi, cúc tần, hương nhu, ngải cứu, tía tô, lá sả, lá tre, lá chanh, tía tô, kinh giới, bạc hà,… Đây là những nguyên liệu dễ kiếm mọc ở vườn nhà có hiệu quả tốt trong phòng và điều trị rất nhiều bệnh.
- Lá tre sẽ có thể giải thiệt, tiêu đàm, ra mồ hôi sát khuẩn. Lá sả tốt cho hệ tiêu hóa, tiêu đờm, chữa tiêu chảy, đầy hơi và nôn mửa.
- Lá bưởi có tác dụng giải cảm, tiêu thực.
- Lá ngải cứu điều hòa khí huyết.
- Tía tô bạc hà sát khuẩn tiêu viêm, trị phong hàn, cảm mạo.
Theo quan niệm đông y, nhiệt độ cơ thể ổn định là nhờ sự lưu thông ở tuyến da. Nhưng khi cơ thể bị cảm, lỗ chân lông bị hàn tà bít lại tắc nghẽn,nhiệt độ cơ thể tăng lên dẫn đến các triệu chứng như sốt, đau đầu, nghẹt mũi, mồ hôi khó chịu…
Khi xông hơi, hơi nước nóng sẽ làm giãn tĩnh mạch ngoại biên, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động và thải chất độc ra bên ngoài. Tinh dầu trong các dược liệu qua niêm mạc, mắt, mũi, da làm thông các ống dẫn mắt, mũi tai, xong là giảm đau, chống viêm và giảm đau đầu, chóng mặt, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơ thể khoan khoái hơn.
Cách xông lá trị cảm
- Tất cả lá dược thảo, rửa sạch, cho vào nồi đổ ngập nước và đun sôi. Bệnh nhân ở trong phòng kín, không để gió lùa. Sau đó đưa nồi nước xông lên giường, ngồi trùm kín chăn, xông từ 10 – 15 phút.
- Trong quá trình tiến hành xông thì cần có 1 người ở bên cạnh để phục vụ và chăm sóc. Khi xông hơi để nhiệt độ không tăng lên đột ngột thì cần mở nồi xông hơi hé ra một chút, và kiểm soát mồ hôi và tránh hiện tượng bị mất nước đột ngột dẫn đến sốc, tụt huyết áp hoặc trụy mạch.
- Cuối cùng dùng khăn bông sạch, lâu khô người mặc quần áo sạch.
- Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân tuyệt đối không nên tắm ngay sau khi xông hơi vì lỗ chân lông hở, gặp lạnh sẽ bít lại nước và không thoát được sẽ phản tác dụng.
- Sau khi xông hơi trị cảm thì nên ăn cháo hành hoặc tía tô, thêm vào chút muối hoặc nước ấm, nghỉ ngơi sẽ tốt hơn.
Xông bao nhiêu lần là đủ?
Khi xông lá trị cảm cúm chỉ cần xông khoảng 1 – 2 lần là được. Tuyệt đối không nên xông nhiều lần, xông liên tục khiến cơ thể bị mất nước, mệt mỏi, bệnh không những không giảm mà còn nặng thêm và gây nguy hiểm.
Những trường hợp không nên xông
Không phải ai cũng có thể xông hơi trị cảm. Sau đây các bác sĩ tư vấn cho biết một số người không thể dùng phương pháp này
- Người đang sốt cao, sợ nóng, không sợ lạnh,người ra nhiêu mồ hôi
- Bệnh nhân bị sốt siêu vi, cơ thể suy nhược
- Người già và trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc mới sinh con, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Bệnh nhân đang bị tiêu chảy, sốt xuất huyết, mắc bệnh ngoài da
- Sau khi uống rượu.
- Bệnh nhân bị tăng huyết áp, tim mạch và một số bệnh chuyên khoa khác
- Người có biểu hiện bị tâm thần
Phương pháp xông lá trị cảm sẽ có tác dụng nhanh khỏi bệnh nhưng không phải trường hợp nào xông hơi cũng là tốt. Bệnh nhân bị cảm từ ngày thứ 3 trở đi, có dấu hiệu bội nhiễm, triệu chứng ngày càng tăng thì không nên xông hơi tại nhà mà cần đến các địa chỉ y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
Tuyết: ytevietnam.edu.vn