Bệnh huyết học U plasmo đơn độc

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

U plasmo đơn độc là bệnh huyết học liên quan đến việc tăng sinh đơn dòng tế bào plasmo ngoài tủy. Bệnh U plasmo đơn độc bao gồm: U plasmo đơn độc tại xương và U plasmo đơn độc tại mô mềm.

Bệnh huyết học U plasmo đơn độc

Dưới đây là những chẩn đoán và hướng điều trị bệnh, hy vọng mọi người sẽ tìm hiểu để có những hiểu biết hữu ích.

Chẩn đoán để xác định bệnh u plasmo đơn độc

– Về mặt lâm sàng xuất hiện u tại mô mềm, thường tại vùng đầu và cổ, sau đó tại đường hô hấp trên và dạ dày, ruột. Tại xương thường có u tại các xương sườn, xương sọ, xương ức.

– Cận lâm sàng thông qua:

+ Xét nghiệm tủy xương: Chọc hút tuỷ xương và sinh thiết là những xét nghiệm cần thiết để đánh giá tỷ lệ tế bào dòng plasma trong tủy.

+ Điện di protein huyết thanh và nước tiểu: Phát hiện protein đơn dòng; Điện di miễn dịch phát hiện thành phần đơn dòng của các chuỗi nặng và nhẹ.

+ Xét nghiệm mô bệnh học tổ chức khối u: Xác định sự xâm lấn của tế bào plasmo.

+ Xét nghiệm sinh hoá: Protid máu toàn phần, albumin, globulin, β2-microglobulin, creatinine và canxi huyết thanh. Định lượng globulin miễn dịch IgG, IgA, IgM và đo chuỗi nhẹ tự do (free light-chain: FLC) trong huyết thanh để tiên lượng và theo dõi quá trình tiến triển của bệnh.

+ Xét nghiệm di truyền – sinh học phân tử: Tùy từng thể bệnh mà có chỉ định xét nghiệm hợp lý.

+ Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X quang xương (cột sống, xương chậu, xương sọ, xương sườn…) để đánh giá các tổn thương tiêu xương, kích thước khối u. Chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tình đặc biệt là chụp xạ hình xương hoặc PET CT-scan để đánh giá tổn thương và kích thước khối u tại cột sống.

Hướng điều trị u plasmo đơn độc

– Xạ trị: Phương pháp điều trị chuẩn đối với U plasmo đơn độc. Xạ trị kết hợp với hóa trị. Liều xạ trị cụ thể:

Kích thước khối u Liều tia xạ Số đợt tia xạ
< 5cm 40 Gy 20
> 5cm 50 Gy 25

– Hóa trị: Chỉ định: Người bệnh không đáp ứng với xạ trị; kết hợp cùng xạ trị khi kích thước khối u > 5cm, khối u có độ ác tính cao. Một số phác đồ điều trị tấn công:

+ VD (điều trị 8 đợt)

+ VTD (điều trị 8 đợt)

+ VCD (điều trị 8 đợt)

+ PAD (điều trị 8 đợt)

– Phẫu thuật: Phẫu thuật bóc khối u để làm chẩn đoán mô bệnh học hoặc để giải phóng. Phẫu thuật kết hợp với xạ trị, phẫu thuật kết hợp với hóa trị.

– Các thuốc mới có thể gây một vài tác dụng phụ:

+ Thalidomide và lenalidomide gây tắc mạch, nên dự phòng bằng aspirin, heparin trọng lượng phân tử thấp hay courmarin nếu người bệnh ở nhóm nguy cơ cao tắc tĩnh mạch sâu

+ Bortezomib: Tùy thuộc vào biến chứng của Bortezomib có thể thay đổi tiêm tuần 2 lần sang mỗi tuần một lần hoặc chuyển từ tiêm tĩnh mạch sang tiêm dưới da.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới