Bệnh lậu ở nữ giới

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục, do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên. Những chị em không may bị mắc bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh trong khoảng từ 2- 7 ngày, rồi sau đó sẽ có một số triệu chứng của bệnh.

Bệnh lậu ở nữ giới

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới

Những chị em bị mắc bệnh lậu không có nhiều triệu chứng rõ ràng như nam giới. Đó có thể chính là lý do khiến cho chị em có thể chủ quan chần chừ đi khám, điều trị bệnh. Những chị em bị mắc bệnh thường gặp một số triệu chứng như: đi tiểu rắt, tiểu buốt, hay có cảm giác nóng buốt, nước tiểu còn có thể còn kèm theo máu…

Ngoài ra chị em còn có những biểu hiện như: có khí hư chảy ra có ra như mủ vàng, có cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục…

Nguyên nhân bệnh lậu

– Do quan hệ tình dục không an toàn: bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục, vì vậy những người có quan hệ tình dục không an toàn (với người bị bệnh) chính là con đường dễ gây lây nhiễm bệnh nhất. Dù cho là bạn quan hệ bằng bộ phận sinh dục, miệng hay bằng hậu môn.

– Lây nhiễm khi có tiếp xúc mầm bệnh qua vết thương hở: chị em cũng sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh nếu như bạn có tiếp xúc trực tiếp với mủ và dịch tiết, hay với những đồ vật có mang theo những dịch chứa vi khuẩn lậu của người mắc bệnh…thông qua vết thương hở.

– Lây truyền từ mẹ sang con: những phụ nữ mang thai bị mắc bệnh lậu nếu không được phát hiện và điều  trị sớm, hay được điều trị nhưng chưa triệt để cũng có thể gây lây nhiễm bệnh cho con (nếu sinh thường). Vi khuẩn lậu thường sẽ gây bệnh ở mắt của trẻ sơ sinh khi sinh thường, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến thị giác, thậm chí là gây mù mắt của trẻ  nếu không được chữa trị kịp thời.

Tác hại của bệnh lậu

Những chị em bị mắc bệnh lậu mà không được điều trị kịp thời thì nó có thể gây ra một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm niêm mạc tử cung, hay viêm tiểu khung…Những chị em bị tiểu khung, sẽ có thể dẫn tới vòi trứng bị tổn thương và dễ gây nên tình trạng vô sinh – hiếm muộn, hay khiến cho chị em tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung…

Đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai bị mắc bệnh có thai có thể gây sinh non, lưu thai, và lây truyền bệnh cho trẻ…

Chị em còn dễ gây lây truyền bệnh cho người khác như chồng, bạn tình nếu có quan hệ tình dục không an toàn.

Cách chữa trị bệnh lậu

Về điều trị, lậu cầu cứ 15 phút phân chia một lần do đó lan nhanh; vì vậy cần điều trị càng sớm, càng tốt, điều trị đúng thuốc – đủ liều. Cần điều trị cả với chồng hoặc bạn tình. Điều trị cho nữ bao giờ cũng tốn thời gian và dùng thuốc gấp đôi liều nam giới; chỉ được kết luận là khỏi bệnh khi không còn tiết dịch niệu đạo hoặc xét nghiệm cấy hai lần liên tiếp âm tính.

 Thuốc hiện nay được chọn ưu tiên là Spectinomycine với tên biệt dược là Trobicin hay Kirin, 4g –thuốc được tiêm bắp với liều duy nhất; trường hợp bệnh mãn tính, chỉ định tiêm liên tiếp 2 ngày. Nếu không tiện tiêm thuốc có thể chọn giải pháp dùng thuốc đường uống nhưng thường tỉ lệ thành công sẽ thấp hơn, thuốc thường dùng Azithromycin (Zithromax) 250mg x 4 viên và cũng uống liều duy nhất. Nếu điều trị đúng thuốc, đủ liều thì triệu chứng tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu nhiều lần sẽ giảm nhanh sau 24 – 48 giờ, riêng tiểu ra mủ sẽ hết chậm hơn sau thời gian từ 48 – 72 giờ, các triệu chứng chung sau 5-7 ngày sẽ biến mất hoàn toàn.

Cách phòng ngừa bệnh lậu

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục, do đó để phòng ngừa bệnh lậu được hiệu quả bạn cần quan hệ tình dục an toàn, chung thủy khi có nhu cầu.

Chị em cần vệ sinh cơ thể và bộ phận sinh dục sạch sẽ trước và sau khi quan hệ. Nếu chưa vệ sinh sạch sẽ không nên dùng tay dụi mắt bởi lậu cầu dễ dàng xâm nhập vào mắt, gây bệnh lậu mắt.

Bên cạnh đó chị em nên đi khám sức khỏe sinh sản định kì để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời nếu có.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới