Cẩn trọng ngộ độc băng phiến khi dùng trong thời gian dài

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

 

Hiện nay, băng phiến chỉ được dùng nhiều ở các nước phát triển do rẻ tiền, và dễ sản xuất. Riêng ở Mỹ và các nước Châu Âu thì không sử dụng do độc tính cao.

Trong điều kiện thời tiết độ ẩm cao, vi khuẩn, nấm, côn trùng có cơ hội phát triển mạnh. Nên nhiều người vô tư dùng băng phiến để diệt côn trùng mà không lường trước được nguy cơ ngộ độc từ băng phiến.

Nhiều nguy hại từ sử dụng băng phiến

Băng phiến là chế phẩm được bào chế từ chất có tên naphtalen lấy từ than đá hoặc từ quá trình tinh chế dầu hỏa. Theo các chuyên gia hóa học Naphtalen là chất rắn dạng tinh thể màu trắng, ép thành dạng viên nên gọi là băng phiến.

ngộ độc băng phiến
Cảnh báo nguy cơ ngộ độc băng phiến

Đây là hóa chất có tính thăng hoa cao, có thể chuyển từ thể rắn sang thể khí mà không cần chất lỏng ở điều kiện nhiệt độ bình thường. Bởi vậy người ta dùng băng phiến trong tủ sẽ bay hơi, tạo mùi xua đuổi côn trùng, rệp…

Theo các bác sĩ chuyên khoa trả lời trên tin tức báo mới băng phiến sẽ gây nên ngộ độc cấp đặc biệt với trẻ dưới 5 tuổi. Ngộ độc dễ xảy ra khi nuốt nhầm hoặc hít nhiều hơi băng phiến trong phòng kín, thiếu khí trời. Để băng phiến trong tủ trẻ mặc quần áo khi vừa lấy  quần áo khỏi tủ. Không những vậy, băng phiến sẽ hấp thu trực tiếp 1 phần qua da của trẻ nên gây ngộ độc cơ thể. Băng phiến cũng gây ngộ độc mãn tính nếu hít phải trong thời gian dài.

Một số biểu hiện khi bị ngộ độc băng phiến cấp tính là: buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, vàng da, tiểu sậm màu, nhức đầu, gây bồn chồn, kích động nặng hơn có thể co giật rồi hôn mê. Ngộ độc mãn tính có thể dẫn đến vỡ hồng cầu, gây nên thiếu máu, hoại tử gan, tổn thương thần kinh ở trẻ nhỏ, trẻ chậm lớn.Có thể gây nên tiêu chảy kéo dài, viêm đường hô hấp trên (mũi hầu, họng) và hô hấp dưới (khí quản, phế quản, phổi) mạn tính, đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc, suy giảm thị lực

Các bước xử trí khi ngộ độc băng phiến

ngộ độc băng phiến
Trẻ có thể rối loạn thần kinh hay thiểu năng do băng phiền gây ra
  • Đưa người ngộ độc ra nơi thoáng mát, để có oxy, tránh hít thêm hơi băng phiến.
  • Dùng nước sạch để rửa miệng, môi, chân tay.
  • Không nên để nạn nhân hít tinh dầu sẽ khiến băng phiến hấp thụ nhanh hơn.
  • Khẩn cấp đưa nạn nhân đến những cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý rằng chưa có thuốc giải độc đặc hiệu khi ngộ độc băng phiến, mà chỉ là điều trị hỗ trợ nâng đỡ.
  • Không nên lạm dụng băng phiến, chỉ nên dùng 1-2 viên trong tủ kín. Khi mở tủ ra cần mở hết cửa nhà, cửa phòng, hoặc đeo khẩu trang để tránh hít phải hơi độc.
  • Đối với trẻ nhỏ, khi lấy quần áo của trẻ trong tủ ra thì cần phơi nắng để quần áo bay hết mùi băng phiến. Tuyệt đối cấm dùng băng phiến để tẩy mùi trong phòng, nhà vệ sinh đặc biệt là nơi bí khí.

Các bậc cha mẹ sử dụng băng phiến thì nên để ngoài tầm với của trẻ. Do thiết kế khá giống viên kẹo nên trẻ có thể hiếu kỳ ăn nhầm rất nguy hiểm.

Tuyết: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới