Cảnh giác với các dịch bệnh dễ bùng phát khi thời tiết nồm ẩm

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Mưa phùn, nồm ẩm là thời tiết đặc trưng của Bắc Bộ những ngày tháng 2 âm. Hiện tượng “chảy mồ hôi” ở đồ vật không chỉ gây cảm giác khó chịu, bí bách với con người mà còn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm.

1.troi-nom-am-gay-nhieu-benh-nguy-hiem

Thời tiết nồm ẩm gây nhiều bệnh lý nguy hiểm

Các loại dịch bệnh thường gặp khi thời tiết nồm ẩm

Dưới đây là những căn bệnh chuyên khoa thường gặp nhất khi tiết trời nồng ẩm, vi khuẩn nấm mốc phát triển mà con người cần chủ động phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của mình:

  • Bệnh sởi:

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể bùng phát thành dịch nhanh chóng, đặc biệt ở trẻ nhỏ khi lây qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh. Thông thường sởi là bệnh lành tính, có thể tự khỏi nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời . Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, dịch bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như Viêm màng não, viêm phế quản và dẫn đến tử vong.

Độ ẩm không khí cao khiến vi khuẩn và các loại nấm, vi sinh vật phát triển nhanh chóng, gây ra các bệnh đường hô hấp thường gặp như: dị ứng, hen suyễn, viêm phổi, hen phế quản, viêm phí quản, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản cấp…

  • Cúm gia cầm: 

Cúm gia cầm là dịch bệnh nguy hiểm thường bùng phát vào tiết nồm mùa xuân và ảnh hưởng trực tiếp đến những người có thể trạng yếu, sức đề kháng kém. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, cúm gia cầm có thể tử vong và bùng phát thành dịch trên phạm vi lớn.

  • Bệnh về da: 

Dị ứng và viêm da là những bệnh thường gặp nhất khi độ ẩm không khí cao, các loại vi khuẩn có được điều kiện lý tưởng để lây lan và phát triển.

2.benh-duong-ho-hap

Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp

  • Bệnh tiêu chảy cấp: 

Trẻ em dưới 2 tuổi là đối tượng chính của bệnh tiêu chảy cấp. Các loại vi nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, virus đường ruột là tác nhân gây bệnh chủ yếu. Tiêu chảy cấp có tính lây nhiễm cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người do làm mất nước cơ thể.

Cách phòng ngừa dịch bệnh khi trời nồm ẩm

Để phòng ngừa các loại dịch bệnh khi thời tiết nồm ẩm kéo dài, đặc biệt bảo vệ sức khỏe những đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi tác nhân gây bệnh như người già và trẻ em, các bác sĩ khuyên gia đình nên thực hiện những biện pháp sau:

  • Giữ không gian sống thoáng mát, sạch sẽ và khô ráo, thông thoáng, không hút thuốc trong nhà, giữ vệ sinh môi trường sống.
  • Dùng điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm, khăn khô để lau sàn nhà, đảm bảo không gian sống luôn khô thoáng.
  • Vệ sinh cá nhân và đồ dùng cá nhân để tránh các bệnh về da, hô hấp…
  • Dùng máy sấy, bàn là để đảm bảo quần áo khô hẳn trước khi mặc để tránh các nấm mốc, ẩm ướt do độ ẩm quá cao.
  • Tăng cường chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể dục để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

3.xu-ly-khi-troi-nom

Cách phòng ngừa dịch bệnh ngày trời nồm

  • Những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính cần thực hiện theo tư vấn của bác sĩ để kiểm soát bệnh trước yếu tố môi trường ngăn ngừa bệnh phát tác.

Giữ gìn vệ sinh và chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân là cách tốt nhất để bạn đối phó với thời tiết “ẩm ương” những ngày này. Khi có bất cứ triệu chứng bất thường nào về sức khỏe, hãy nhanh chóng đến các trung tâm y tế để được bác sĩ khám bệnh và chẩn đoán kịp thời.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới