Chăm sóc răng miệng ở trẻ

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Sức khỏe răng miệng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe nói chung và sẽ đi theo bé suốt cuộc đời. Phòng ngừa các bệnh răng miệng để bé luôn giữ được hàm răng trắng sáng như ngọc.

Chăm sóc răng miệng ở trẻ

Càng ngày chúng ta sẽ càng dễ nhận ra những hệ lụy đáng sợ và đau đớn của việc chăm sóc răng miệng không đúng cách, nên đây chính là lý do để bạn đưa bé tới gặp nha sĩ 1 đến 2 lần mỗi năm. Dưới đây là chia sẻ của Bác Sĩ Nguyễn Hữu Đinh giảng viên Trường Cao Đẳng Y dược Pasteur cách phòng ngùa bệnh răng miệng đảm bảo rằng con bạn đang được chăm sóc răng miệng đúng cách và lớn lên với một nụ cười tươi sáng.

Tìm một nha sĩ thân thiện với bé.

Có rất nhiều nha sĩ được đào tạo để chăm sóc các vấn đề về răng miệng của bé. Nếu bạn vẫn chưa tìm được nha sĩ thân thiết thì một kinh nghiệm hữu ích là bạn nên thử tìm một phòng khám khiến bé cảm thấy thoải mái với thái độ của cả các y – bác sĩ lẫn không gian trong phòng chờ. Bạn cũng có thể kham khảo danh sách những phòng khám nha khoa được các cơ sở y tế khuyến cáo.

Tới trước giờ hẹn.

Nên đưa bé đến trước giờ khám một chút để bé quen dần với mọi thứ ở đây.

Kiểm soát thái độ của mình.

Nhiều ông bố bà mẹ từng trải qua những ký ức không tốt trong quá khứ về các phòng nha mặc dù có thể họ không nói ra. Nhưng dù sao, ba mẹ vẫn nên giữ thái độ tích cực khi đưa bé tới phòng khám nha khoa.

Không được chủ quan với răng sữa của bé.

Mặc dù ai cũng biết là bé sẽ chia tay những chiếc răng sữa sớm thôi nhưng bạn vẫn phải tích cực chăm sóc cho chúng. Hàn răng sâu và nhổ những chiếc răng sắp rụng đều là điều quan trọng để đảm bảo những chiếc răng bên dưới có thể mọc lên dễ dàng hơn và tạo điều kiện cho xương hàm của bé được phát triển khỏe mạnh. Bạn nên nghe theo những khuyến nghị của nha sĩ để chăm sóc răng miệng cho bé thật tốt. Bạn cần hỏi nha sĩ về việc có nên dùng thêm nước súc miệng có fluor cho bé ở độ tuổi này hay không.

Các mẹ cần làm gì để đảm bảo hàm răng bé luôn trắng khỏe

  • Hướng dẫn bé đánh răng 2 lần/ngày. Thời điểm tốt nhất là sau bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ. Bạn phải theo dõi bé đánh răng ra sao, ít nhất là vào buổi tối với trẻ dưới 7 tuổi. Còn với những bé nhỏ hơn 4 tuổi thì bạn bắt buộc phải giám sát cả 2 lần sáng và tối.
  • Sử dụng bàn chải có sợi lông mềm. Bàn chải lông cứng sẽ làm trầy nướu răng của bé và có thể khiến vi khuẩn sinh sôi. Thay bàn chải mỗi 3 hay 6 tháng một lần hay sớm hơn nếu lông bàn chải đã cũ
  • Đặt một chiếc đồng hồ đếm giờ trong phòng tắm. Bạn đặt thời gian khoảng 2 đến 3 phút để đảm bảo bé có đủ thời gian đánh răng thật sạch.
  • Kiểm tra lượng fluor. Bạn nên hỏi nha sĩ xem có nên bổ sung thêm fluor cho bé hay không. Dùng loại nào và liều lượng bao nhiêu phụ thuộc vào lượng chất fluor có sẵn trong nguồn nước sinh hoạt của gia đình bạn. Đừng cho rằng bạn không cần quan tâm đến nó khi con bạn vẫn đang sử dụng nước đóng chai đã có sẵn flour, thế nhưng nước đóng chai có thể không cũng cấp đủ chất flour cho bé.
  • Tránh những món ăn dính răng. Một số thứ như kẹo dẻo hoặc kẹo trái cây cuộn có thành phần chủ yếu là đường và chúng sẽ bám cả ngày trên răng của bé.
  • Cùng với việc đến nha sĩ kiểm tra thường xuyên và chăm sóc răng đúng cách tại nhà, kèm theo đó là sử dụng một lượng vừa đủ chất flour, bé nhà bạn chắc chắn sẽ lớn lên với một nụ cười tỏa sáng.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới