Đã đến lúc cần có chứng chỉ hành nghề sư phạm!

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Những thiếu sót và những bê bối trong ngành giáo dục được phơi bày trong thời gian qua. Phải chăng đã đến lúc cần có chứng chỉ hành nghề sư phạm cho các bậc làm Thầy như nghề Y.

Đã đến lúc cần có chứng chỉ hành nghề sư phạm!

Giáo viên đã đến lúc cần có chứng chỉ hành nghề sư phạm

Xã hội Việt Nam từ xưa đến nay luôn giành những vị trí cao nhất giành cho những người Thầy như Thầy thuốc và Thầy giáo là những nghề cao quý. Một nghề liên quan đến sinh mạng và thể chất của con người. Một nghề liên quan đến sự học, đến nhân sinh quan tính bổn thiện của con người.

Nhưng những nghề làm thầy ngày nay đang bộ lộ những yếu kém về một số mặt mà trong đó có nghề Thầy giáo. Những vết nhơ trong ngành bấy lâu nay đã làm hoen ố đi đạo làm Thầy được ông cha ta xây dựng bấy lâu nay đang trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết. Cũng đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại đạo lý làm Thầy và gắn với trách nhiệm.

Theo ông Giản Tư Trung, Hiệu trưởng Trường đào tạo doanh nhân và Viện trưởng viện IREC cho rằng đã đến lúc nhà giáo cần có chứng chỉ hành nghề đạt chuẩn mực nghề nghiệp như các nghề Điều dưỡng đa khoa hay như Hộ sinh, Bác sĩ, Dược sĩ…Và đây là thời gian chúng ta cùng ngồi lại và bàn tán với nhau để thay đổi sâu sắc cho bức tranh ngành sư phạm và bức tranh ngành giáo dục nghề giáo nói chung.  Và theo ông Giản Tư Trung cũng nên gán trách nhiệm như nghề Y nên có chứng chỉ hành nghề đạt chuẩn mực nghề nghiệp cho nhà giáo

Dẫn chứng cho điều mình nói ông Trung nói: “nhìn ra thế giới những người làm giáo dục Mỹ đã chuyên nghiệp hóa hoạt động của người Thầy bằng Bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp do ủy ban quốc gia và hiệp hội nước này ban hành. Bộ quy chuẩn đó được xem là một sự sáng tạo chung của giáo dục Mỹ dựa trên sự sáng tạo chung này, mỗi nhà giáo sẽ có thêm những sàng tạo riêng trong quá trình hành nghề”

nên có chứng chỉ hành nghề đạt chuẩn mực nghề nghiệp cho nhà giáo
nên có chứng chỉ hành nghề đạt chuẩn mực nghề nghiệp cho nhà giáo

Nhìn sang các nghề khác như các nhóm đào tạo nghề Y như dược sĩ hay nhất là bác sĩ thì họ đều có mục đích để theo đuổi một chứng chỉ hành nghề. Hay như đơn giản như nghề kiểm toán họ cũng phải có những chứng chỉ hành nghề quốc gia và quốc tế nếu như hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Hoặc như nghề Luật, nghề báo.. học cũng bắt đầu kết nối mình với những hội nghề nghiệp có uy tín.

Ông Giản cho rằn rất nhiều người làm nghề giáo dục không khỏi giật  mình với câu hỏi của phụ huynh nước ngoài khi muốn cho con học tại Việt Nam rằng: “ Ở trường bạn có bao nhiêu giáo viên sư phạm có chứng chỉ hành nghề đạt chuẩn mực nghề nghiệp”.

Đặt ra chuẩn mực nghề sư phạm giáo dục cũng là cách để bảo vệ uy tín, hình ảnh của những người làm nghề giáo trong xã hội cho tiếng nói của nhà giáo có trọng lượng hơn đối với cộng đồng và chính quyền như những nghề cao quý khác và hơn hẳn là xứng đáng hơn với nghề làm Thầy. Đây cũng là cách mà những người thầy có khả năng đua tranh mạnh mẽ cùng đồng nghiệp trên Thế giới để tạo ra cuộc sống một cách đoàng hoàng và thành công hơn.

Cũng trong ngày ra mắt cuốn sách “Đúng việc” hôm 5/1, ông Giản Tư Trung cho rằng có thể chia nhà giáo thành 4 nhóm.

  • Thầy “bình thường” là những người dạy theo cách biết được những gì trong lĩnh vực của mình thì sẽ chia sẻ cái đó cho học trò.
  • Những “thầy giỏi” truyền cho học trò không chỉ kiến thức mà còn phương pháp học tức là “cho cái cần câu chứ không chỉ cho con cá”.
  • “Thầy lớn” không chỉ mang lại cho học trò kiến thức hay phương pháp mà còn là động cơ học và lòng hiếu tri, tức là “động cơ đi câu”.
  •  “Thầy khai minh” có khả năng thắp lên và truyền đi khát khao tri thức cho người học trong xã hội.

Lam Hạ: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới