Được nhiều hơn hay mất nhiều hơn khi lựa chọn ngành Y?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nói đến nghề Y là nói đến một nghề cao quý, nghề gắn liền với tính mạng của con người, nghề “ngồi mát ăn bát vàng” nhưng mấy ai hiểu được những người làm ngành Y đã phải đánh đổi những gì đã phải hy sinh bao nhiêu để có được thiên chức thiêng liêng là “Cứu người”.

Được nhiều hơn hay mất nhiều hơn khi lựa chọn ngành Y?

Được nhiều hơn hay mất nhiều hơn khi lựa chọn ngành Y?

Học và làm nghề Y, bạn thấy mình được hay mất?

Xã hội ngày càng phát triển bao nhiêu, thì sự tôn trọng Điều dưỡng viên, Dược sĩ, Bác sĩ lại càng xa vời bấy nhiêu, xa rồi cái thời bệnh nhân răm rắp nghe theo mọi chỉ dẫn của nhân viên Y tế. Cuộc sống hiện đại càng nhanh thì người ta sống càng gấp, càng vội, người ta đã dần quên đi cái gì gọi là khuôn mẫu truyền thống, cái gì gọi là giá trị nhân văn. Người ta dần quên đi người đã cứu sống mình, cứu sống người thân của mình, họ cũng quên luôn cách đối xử tử tế đối với Bác sĩ với nhân viên Y tế. Thực tế đã chứng minh, những người mặc áo blouse trắng đã bao lần bị đánh đã bao lần phải đổ máu chỉ vì người nhà bệnh nhân “vô tình” ném ghế vào đầu, “tiện tay” tát một Điều dưỡng viên Cao đẳng hay Điều dưỡng viên Đại học chỉ vì không được phục vụ, chỉ vì đôi phút nóng nảy, bất mãn hay không đạt được mục đích của cá nhân.

Thử thống kê xem đã có bao nhiêu vụ đã có bao nhiêu nhân viên Y tế bị đánh vô lý như thế? Có ai thống kê được đã có bao nhiêu mồ hôi, bao nhiêu nước mắt thậm chí là máu của những người làm ngành Y đã rơi. Sau tất cả mọi chuyện bất công nhưng lại không có ai đứng ra bảo vệ nhân viên Y tế, không có ai bảo vệ công lý cho họ. Những Bác sĩ, Dược sĩ Cao đẳng, Điều dưỡng viên,…cứ chống cự lại với nạn bạo hành rình rập chỉ bằng mớ lý thuyết và những thủ thuật cứu người thì sao ổn?

Bạn đã hy sinh bao nhiêu cho ngành Y?

Bạn đã hy sinh bao nhiêu cho ngành Y?

Một công việc với mức thu nhập cao chính là những điều mà thí sinh nghĩ đến khi quyết định Xét tuyển Cao đẳng Y Dược hay Đại học Y dược, mà quên mất một mảng tối, rất tối của ngành Y đó chính là sự hy sinh, bạn phải hy sinh tuổi xuân, hy sinh sức khỏe, chỉ để đi học và đi trực, chỉ để thực hiện tốt nhất thiên chức cứu người của mình.

Đã có bao giờ bạn nghĩ có bao nhiêu Bác sĩ có bao nhiêu Điều dưỡng viên ngoài kia đã quyết định bỏ nghề, bỏ nghiệp bỏ đi cả tuổi thanh xuân cống hiến để đi tìm một con đường khác, một hướng đi khác chỉ vì cảm thấy nghề Y quá áp lực, quá mệt mỏi hay chưa? Đó là những góc khuất mà không mấy ai kể cho bạn trước khi lựa chọn ngành Y.

Được nhiều hơn hay mất nhiều hơn khi lựa chọn ngành Y?

Khi được hỏi về cái được hay cái mất khi theo đuổi ngành Y, rất nhiều người từ những cô cậu sinh viên cho đến những người đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề cũng chỉ có thể nén tiếng thở dài. Được gì khi bỏ cả thanh xuân cả tuổi trẻ để theo đuổi một nghề, được gì khi cảm thấy mình kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần.

Ngành Y là ngành lắm bạc bẽo gian truân

Ngành Y là ngành lắm bạc bẽo gian truân

Trên chuyên trang tâm sự ngành Y đã nói rằng, cái mà những người làm ngành Y đạt được có lẽ chính là tính kiên trì, chịu đựng, bền bỉ, vững chí để giành giật sự sống, để phấn đấu học tập nhiều hơn nữa để khám chữa bệnh. Được một môi trường mà đồng nghiệp xem nhau như người nhà, ở viện cũng ấm tình người như cùng với người thân, mỗi ngày đi làm là một ngày được làm điều mình thích, được giúp đỡ những người đang trong cơ hoạn nạn, khốn khó . Cái được nữa mà người ngành Y đạt được chính là hiểu thấu đáo về sinh, lão, bệnh tử để bảo vệ sức khỏe, mạng sống của bản thân, gia đình và những người xung quanh.

Được cũng không ít nhưng mất mát đau thương cũng không kém, cả tuổi xuân của những con người làm ngành Y chỉ để đi trực, đi học, cả một bầu trời vùng vẫy chỉ thu bé lại bằng một tấm bằng, cả bầu trời thu lại bằng những môn Nội, Ngoại, Sản, Nhi,…Học Y là chấp nhận vất vả, hi sinh, công việc lương tháng bèo bọt, nguy hiểm rình rập, áp lực từ nhiều phía. Nhưng cái mất nhiều nhất chính là mất đi niềm tin với nghề mình yêu, mất đi nhiệt huyết với nghề mà mình yêu.

Nguồn: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới