Hướng dẫn sơ cứu đúng cách khi bị kiến ba khoang đốt

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Thời tiết giao mùa cũng là lúc kiến ba khoang sinh trưởng và hoạt động mạnh nhất. Vì thế nắm bắt kiến thức về tác hại và cách sơ cứu đúng cách khi bị đốt rất quan trọng.

Hướng dẫn sơ cứu đúng cách khi bị kiến ba khoang đốt

Sơ cứu khi bị kiến ba khoang đốt là một trong những kiến thức quan trọng mà ai cũng cần biết để bảo vệ cho mình và những người xung quanh khỏi loại côn trùng nguy hiểm này. Cùng tìm hiểu “Cách sơ cứu khi bị kiến ba khoang đốt” qua bài viết dưới đây phòng khi cần dùng nhé!

Nhận biết kiến ba khoang như thế nào ?

Kiến ba khoang là loài côn trùng thuộc bộ cánh cứng. Chúng có thân mình thon, dài từ 1 – 2 cm và trên thân có 2 màu đỏ, đen vòng quanh. Chúng được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: kiến gạo, kiến khoang, kiến kim, kiến cong…

Loại kiến này thực chất không đốt người mà các vết thương chúng gây ra là do dịch tiết trong cơ thể có tên pederin. Chất này là chất độc gây bỏng rộp da và lây lan nhanh chóng, nếu không sơ cứu hay có biện pháp điều trị kịp thời gây sốt cao và nguy hiểm.

Kiến ba khoang là loài côn trùng ăn thịt, thường ăn các loại rầy trên đồng ruộng. Chúng không có thói quen đốt người, vì vậy không nên kích động giết hoặc miết chúng trên da để tránh gây tổn thương da.

Sơ cứu khi bị kiến ba khoang đốt

Như đã nói ở phần trên, thầy thuốc tư vấn cho hay kiến ba khoang không có thói quen đốt người vì thế khi bị chúng đậu trên người bạn nên thổi chúng đi thay vì giết.

Biểu hiện khi bị kiến ba khoang đốt hoặc bị dịch trên cơ thể chúng dính vào da chính là cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát tại chỗ, xuất hiện bọng nước hay gần giống với biểu hiện của bệnh zona.

Nếu bị chúng đốt hoặc lỡ để dịch trong cơ thể chúng vì giết hoặc miết chúng thì ngay lập tức người bệnh phải rửa sạch ngay bằng cồn 70, 90 độ hoặc thuốc tím sát trùng. Nếu trong nhà bạn không có các loại kể trên thì hãy rửa sạch vết đốt bằng xà phòng nhiều lần (từ 3 lần trở lên) sau đó xịt nước hoa để tránh lây lan sang các vùng da khác.

Nếu vùng da bị đốt trở nên trầm trọng như bị loét thì người bệnh cần được đắp gạc sạch, bôi thêm dung dịch calamin totion và sử dụng cùng kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiều bọng nước. Đối với thuốc điều trị, có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc bôi như: hồ nước, Milian, Fobancort ngày bôi 2 – 4 lần và thuốc uống Clarytine 10mg sử dụng ngày 1 viên.

Kiến ba khoang là loại côn trùng độc, tuy lượng độc tố trong cơ thể một con kiến không nhiều nhưng nếu bị nhiều con đốt sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh. Đặc biệt là trẻ sơ sinh nếu bị đốt dễ gây sốt cao. Bị đốt vào mắt có thể dẫn tới mù lòa. Vì vậy nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng thì bạn nên sơ cứu tại chỗ và đến ngay bệnh viện để điều trị nếu nghi ngờ vùng da bị tổn thương nghiêm trọng.

Lưu ý : khi bị kiến ba khoang đốt không nên gãi hoặc miết vết thương để tránh làm trầm trọng bệnh. Cần rửa sạch càng sớm càng tốt bằng các dung dịch nêu trên để hạn chế tác động nguy hiểm của loại côn trùng này.

Cách phòng tránh kiến ba khoang

Kiến ba khoang thường xuất hiện sau những cơn mưa lớn, và thời điểm tháng 9 – 10, sinh sôi ở các vùng bụi rậm. Vì thế nên tránh xa các khu vực bụi cây, ruộng lúa để không bị kiến ba khoang tiếp xúc.

Ngoài ra, trong gia đình, cần phun các loại thuốc diệt côn trùng lên tường, các ngóc ngách trong nhà để đuổi kiến ba khoang cũng như đuổi muỗi và kiến tự nhiên.

Ánh sáng là nguồn thu hút kiến ba khoang vì thế nên thắp đèn sáng ngoài nhà để thu hút chúng thay vì chỉ bật đèn trong nhà sẽ khiến loại kiến này bay vào nhà bạn. Nên cho trẻ em mặc áo dài tay, mắc màn khi đi ngủ để hạn chế tối đa bị kiến ba khoang đốt.

Khi bị chúng bay vào người, tốt nhất là bạn nên thổi chúng đi hoặc đặt một tờ giấy để chúng bò vào sau đó giết chúng. Rửa sạch phần cơ thể bị kiến bò vào để tránh nhiễm khuẩn gây tổn thương da.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới