Hướng tới chấm dứt nỗi lo bệnh lao tại Việt Nam trong tương lai gần

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trên trang tin tức y tế mới nhất cũng đã cập nhật thông tin cơ bản về bệnh lao. Theo đó, chúng ta đang nỗ lực hướng tới chấm dứt bệnh này cũng như các nguy cơ mắc bệnh. Tin tức mới cũng đã thông tin về vấn đề này đến các độc giả trên cả nước.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Hướng tới chấm dứt bệnh lao

Tại Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có gần 130.000 người mắc lao mới hàng năm, gây ra tử vong cho khoảng 16.000 người năm 2015.

Làm thế nào để giải quyết được nghịch lý này, khi mà Việt Nam đang nắm giữ những chìa khoá về mặt khoa học công nghệ kỹ thuật khám và chữa tận gốc bệnh lao ? Cái chúng ta cần bây giờ là đầu tư mở rộng và sự hưởng ứng của hệ thống chính trị và cộng đồng để đem các khoa học công nghệ đó đến với tất cả mọi người dân.

Nghị quyết số 20 kỳ họp thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khoá XII đã nêu rõ mục tiêu đến năm 2030 cơ bản chấm dứt bệnh lao cùng với các chính sách và giải pháp nhằm đạt được mục tiêu hết sức nhân văn này.

Nhân ngày Quốc tế phòng chống bệnh lai năm 2018 với chủ đề ngày thế giới phòng chống lao năm nay là:

– Lãnh đạo cam kết hành động vì một Việt Nam không còn bệnh Lao

– Mỗi người, mỗi ngành, mỗi tổ chức hãy cùng hành động để chấm dứt bệnh Lao ở Việt Nam

Chủ đề muốn nêu rõ định hướng và mục tiêu cụ thể đó là cơ bản chấm dứt bệnh lao, tức là với dân số 100 triệu thì cả nước chỉ còn 1000 người mắc lao 1 năm, trong khi hiện nay hàng năm ước tính Việt Nam vẫn có 126.000 mắc lao mới.

Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung – Giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, hiện số người mắc bệnh Lao đang giảm hàng năm khoảng 5-6%, số tử vong vì bệnh giảm nhanh hơn. Trong hai năm 2015-2016, cả nước đã giảm 3.000 người chết vì lao. Nguyên nhân là bệnh nhân được phát hiện sớm, chủ động và nhiều hơn.

GS Nhung cũng cho biết Việt Nam có kết quả điều trị bệnh Lao rất tốt, phát hiện sớm tất cả các thể Lao, cung cấp dịch vụ điều trị Lao cho tất cả người bệnh sau chẩn đoán, điều trị Lao tiềm ẩn. Hàng năm cả nước đã phát hiện và điều trị cho trên 100.000 người mắc Lao với tỷ lệ chữa khỏi cao trên 90% trường hợp mắc mới.

Hướng tới chấm dứt bệnh lao

Hướng tới chấm dứt bệnh lao

Mạng lưới chống Lao tiếp tục được mở rộng và củng cố. Hiện nay 46 trên 63 tỉnh, thành trên toàn quốc đã thành lập Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi. CTCL đã tiếp tục triển khai các hoạt động phát triển mạng lưới phối hợp với các đối tác như Bộ Công an; Cục phòng chống HIV/AIDS, WHO, KNCV, CDC, URC, CHAI, các bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, tuyến tỉnh và nhiều đối tác khác. Đặc biệt trong giai đoạn 2015-2017, CTCL có thêm các đối tác mới chính thức trở thành những đơn vị viện trợ phụ (SRs) cùng tham gia vào dự án QTC và công tác chống Lao như FIND, Hội Chống Lao Hoàng gia Hà Lan (KNCV), Trung tâm nghiên cứu và phát triển sức khỏe cộng đồng (RCSCH), Bộ Công an.

Việt Nam vẫn còn gánh nặng bệnh lao

Ngoài những thành tựu đáng chú ý, theo GS Nhung hiện nay dịch tễ Lao ở Việt Nam còn cao, xếp thứ 16 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân Lao cao trên thế giới và xếp thứ 13 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh Lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu.

Tuy nhiên, với 20% bệnh nhân mắc Lao trong cộng đồng chưa được phát hiện, đây là nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho cộng đồng. Nguyên nhân khiến công tác phòng chống lao vẫn gặp khó khăn do hiểu biết của một bộ phận người dân về bệnh lao và cách phòng chống còn hạn chế, xã hội còn kỳ thị bệnh nhân lao dẫn đến người bị bệnh thường giấu bệnh. Trong khi đó, đa số bệnh nhân Lao đều là người nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, ít được tiếp cận các phương tiện truyền thông nên chưa có ý thức phòng chống, hạn chế lây lan bệnh ra cộng đồng.

Năm 2018, Chương trình chống lao quốc gia sẽ mở rộng sàng lọc tới các nhóm đối tượng nghi kháng thuốc và 100% nhóm bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới. Để thực hiện được yêu cầu này, Chương trình chống lao sẽ tăng số máy Gen, đảm bảo cung ứng cartridge, falcon đầy đủ, vận dụng tối ưu hệ thống chuyển mẫu qua bưu điện; xây dựng mô hình quản lý bệnh nhân lao kháng thuốc một cách linh hoạt, tiếp cận lấy người bệnh làm trung tâm và giảm thiểu tỷ lệ bỏ điều trị; mở rộng triển khai phác đồ ngắn hạn điều trị lao đa kháng thuốc trên phạm vi toàn quốc; tăng cường phát hiện và quản lý bệnh nhân tiền kháng, siêu kháng; cung ứng đủ thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị phục vụ chẩn đoán, xét nghiệm theo dõi điều trị đảm bảo bệnh nhân được thu nhận điều trị kịp thời ngay sau khi phát hiện và đạt tỷ lệ điều trị thành công cao (90%)…

Nguồn theo Báo Infonet

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới