Lây nhiễm giang mai từ mẹ sang con nguy hiểm như thế nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm đến mọi người đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai, khả năng truyền bệnh cho con là vô cùng lớn, gây nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như tính mạng của thai nhi. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn, dưới đây là những thông tin về mức độ nguy hiểm mà bệnh giang mai gây nên đối với phụ nữ đang mang thai.

Bệnh giang mai gây nhiều nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai
Bệnh giang mai gây nhiều nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai

Những nguy hiểm khi bị lây nhiễm giang mai từ mẹ sang con

Các xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể người bệnh, xâm nhập vào máu và phá hủy toàn bộ cơ quan nội tạng của bệnh nhân. Tùy vào giai đoạn và cấp độ phát triển của xoắn khuẩn giang mai mà tùy vào từng cơ thể mà gây nên những tổn thương nghiêm trọng như các bệnh về cơ, xương khớp, nội tạng, tim mạch hay hệ thần kinh. Đây là những biến chứng của bệnh giang mai có thể dẫn đến tử vong đối với người bệnh.

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị nhiễm bệnh giang mai nếu không điều trị kịp thời, lúc này xoắn khuẩn giang mai sẽ theo đường nhau thai truyền vào thai nhi. Sức đề kháng và các bộ phận của thai nhi chưa phát triển toàn diện nên đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh giang mai bẩm sinh của trẻ. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, tình trạng lây nhiễm giang mai từ mẹ sang con chiếm khoảng 40-70%.

Lây nhiễm giang mai từ mẹ sang con khiến trẻ phát triển không bình thường
Lây nhiễm giang mai từ mẹ sang con khiến trẻ phát triển không bình thường

Các trẻ sinh ra khi nhiễm xoắn khuẩn giang mai hầu hết có triệu chứng ngay từ 2 đến 3 tuần tuổi biểu hiện như vàng da, đau ngoài da, khóc khàn giọng. Khi tiến hành siêu âm và làm các xét nghiệm y tế cần thiết thì có tình trạng sưng lá lách, lá gan và thiếu máu trầm trọng gây nên hiện tượng vàng da của trẻ sơ sinh. Vì vậy việc bổ sung chế độ dinh dưỡng và tiến hành điều trị để nâng cao sức đề kháng là vô cùng quan trọng.

Sức đề kháng của trẻ yếu nên phải có chế độ điều trị đặc biệt
Sức đề kháng của trẻ yếu nên phải có chế độ điều trị đặc biệt

Trẻ bị mắc giang mai thường phát triển âm thầm và chỉ phát triển mạnh khi trẻ đến tuổi trưởng thành và xuất hiện các triệu chứng của các bệnh liên quan đến xương khớp, hệ thần kinh, toàn bộ hệ tuần hoàn của cơ thể hay những bệnh về mắt, răng lợi…Đây là những bệnh lý học mà lúc này các xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập vào máu và các cơ quan trọng trong cơ thể.

Lây nhiễm giang mai từ mẹ sang con khiến trẻ sinh ra không được phát triển bình thường. Việc điều trị bệnh giang mai cho trẻ cần phải tiến hành càng sớm càng tốt, chữa trị ngay từ giai đoạn đầu sẽ ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm đối với trẻ, giúp sức khỏe của trẻ ổn định và có đủ khả năng chống chọi với bệnh tật.

Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới