Theo nghề Y có thực sự hạnh phúc?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo thống kê của tờ The Guardian và Careerbliss nghề Bác sĩ đúng top 2 trong 10 nghề hạnh phúc nhất. Sự thực theo nghề Y có hạnh phúc không?

Nghề Y có quá nhiều bê bối

Nhìn lại nghề Y trong năm nay có quá nhiều việc bê bối gây phẫn nộ bức xúc lớn trong người dân tiêu biểu như: Sự cố y khoa chạy thận ở Hòa Bình khiến 8 người tử vong, các Bác sĩ bị hành hung chấn thương đến nhập viện, đến phiên tòa thuốc uống thư giả gây chấn đống dư luận… rất nhiều các sự cố gây tử vong cho bệnh nhân chưa rõ nguyên nhân. Không chỉ vậy thái độ phục vụ trong ngành Y cũng bị phản ánh rất nhiều hoặc ngay cả sự việc một Bác sĩ nữ gác chân lên ghế  trong khi trao đổi chuyên môn với bệnh nhân bị ghi lại, tung lên mạng xã hội…một lần nữa gây chấn động dư luận.

Theo nghề Y có thực sự hạnh phúc?

Bác sĩ Hữu Định công tác tại bệnh viện y học cổ truyền Trường Giang giảng dạy Chuyển đổi Cao đẳng Y Dược cho biết: Nền y học hiện đại có rất nhiều phát minh phương pháp chữa bệnh hữu ích cho bệnh nhân nhưng kèm theo đó không ít các bất cập. Nếu đúng như thực hành hẳn nghề Y sẽ hạnh phúc như người ta nói bởi đó là nghề chữa bệnh cứu người, đồng hành với sức khỏe bệnh nhân. Không phải ai cũng đủ tỉnh táo, lý trí và nhận thức để cảm nhận niềm hạnh phúc đó trước sức ép của cơm áo gạo tiền, sự tha hóa lương tri…

Bác sĩ nhẫn nhịn tất cả trừ nhẫn tâm

Dư luận, xã hội luôn dùng câu mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “lương y như từ mẫu” ý chỉ người thầy thuốc  phải đối đãi với bệnh nhân như mẹ hiền, mọi thứ đều phải xuất phát từ lòng nhân ái. Chỉ có mẹ hiền mới yêu thương, nhẫn nại với con một cách vô điều kiện. Tuy nhiên câu nói này vô tình như cái gông đeo cổ Bác sĩ khiến họ gánh thêm nhiều áp lực nặng nề. Không phải Bác sĩ nào đều tự nhiên trở thành mẹ hiền mà cần có sự rèn giũa về đạo đức mới trở thành mẹ hiền.

Bác sĩ Ngọc Hà công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: dù bức tranh nền y tế có chút ảm đạm, vết nhơ người dân không nên đánh mất niềm tin vào Bác sĩ. Bởi khắp cả nước vẫn còn rất nhiều người đang ngày đêm cố gắng vật lộn với tử thân để cứu bệnh nhân, họ vẫn luôn lấy chữ nhẫn làm đầu. Nhẫn nại trong công việc, nhẫn nhục khi bệnh nhân chửi rủa, phàn nàn, họ nhẫn mọi thứ nhưng không nhẫn tâm nhìn bệnh nhân đau đớn vì bệnh tật. Ngày ngày họ cố gắng đem kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng cùng phán đoán của mình để chẩn đoán điều trị bệnh.

Vốn dĩ Bác sĩ chỉ chữa được bệnh chứ không thể làm thay đổi mệnh người, họ không phải thánh nhân có thể đảo ngược quá trình sinh tử khi bệnh nhân rơi vào tình huống hiểm nghèo.

Vũ Hạnh điều dưỡng viên tại bệnh viện Bạch Mai đăng kí học Tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Dược chia sẻ: Khi có những ca tai nạn nặng các Bác sĩ, nhân viên y tế phải hối hả, gấp gáp làm việc hết mình để cứu bệnh nhân bằng các biện pháp, phác đồ chữa trị nâng cao, thậm chí túc trực cả đêm để theo dõi tình trạng bệnh nhân nhưng người nhà họ không hiểu rằng năng lực của Bác sĩ cũng có giới hạn đã gây nên những xung đột không đáng có. Thậm chí họ sẵn sàng hành hung, tấn công Bác sĩ bất cứ lúc nào mà không tìm hiểu nguyên nhân.

Các đồng nghiệp trong nghề còn khuyên nhau nên mặc một chiếc áo màu bên trong để khi có sự cố còn cởi bỏ áo choàng mà thoát hiểm. Câu chuyện tưởng chừng như vui đùa với nhau nhưng thể hiện nỗi bất lực của Bác sĩ trước vấn đề bệnh nhân hành hung .

Trong ngành Y có những giới hạn không thể vượt qua được người thầy thuốc có những nỗi khổ không thể giải bãy, tâm sự với ai. Họ cố gắng cảm thông với bệnh nhân lại chỉ nhận về những hành động thiếu kiềm chế, sốt ruột, lo lắng,  bồn chồn.

Những người theo nghề Y dẫu vẫn là nghề cao quý và chỉ biết tận hưởng hạnh phúc trong nghịch cảnh cố gắng cống hiến cho y nghiệp mình đã đi theo.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới