Triệu chứng và cách phòng bệnh sởi cho trẻ

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gây thành dịch. Tỉ lệ trẻ em mắc bệnh này rất nhiều, vì vậy cần phải có những cách phòng chống và chữa bệnh kịp thời cho trẻ.

trieu-chung-va-cach-phong-benh-soi-cho-tre
                      Khi trẻ có những dấu hiệu của bệnh sởi.

Con đường lây truyền bệnh sởi:

Đây là bệnh dễ lây lan nên rất dễ biến thành dịch bệnh.

Bệnh lây qua đường hô hấp: Đây chính là con đường dễ lây bệnh nhất. Bởi khi ra ngoài, những virus bắt đầu phát triển và xâm nhập qua cơ thể người. Khi người bệnh có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh là khi bệnh dễ lâu lan cho cộng đồng nhất.

Bệnh lây qua vật trung gian: Nếu sử dụng chung khắn tắm, bàn chải, bát đũa ăn cơm của người mắc bệnh sởi thì nguy cơ lây bệnh cũng rất dễ.

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi cũng rất dễ nhiễm bệnh vì nếu chưa được tiêm phòng, đề kháng của trẻ không đủ để phòng bệnh

Các triệu chứng bệnh sởi:

tre-bi-sot
                Khi mắc bệnh, trẻ bắt đầu có những cơn sốt cao
  • Khi trẻ bị sốt liên tục.
  • Có triệu chứng tiêu chảy, ho, chảy nước mũi
  • Có những chấm đỏ xuất hiện

Sau khi sốt, trên người trẻ bắt đầu có những nốt phát ban màu nhỏ, màu đỏ. Bạn sẽ mọc từ quanh tai, lan truyền dần sang mặt, mũi, cổ…và đến toàn thân của trẻ. Nếu nhẹ thì nốt bạn chỉ nổi rải rác, còn nếu nặng, bạn sẽ nổi chẳng chịt khắp cơ thể, lan xuống cả gan bàn tay và bàn chân. Những nốt phát ban đó khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu và ngứa ngáy. Sau từ 3 – 4 ngày, nốt ban mới dần nhạt dần và bay đi. Lúc đó trẻ mới đỡ sốt.

Cách phòng và chữa bệnh sởi:

Khi đến mùa dịch, gia đình cần chủ động phòng bệnh cho trẻ bằng cách luôn rửa tay, chân sạch sẽ, chống bụi bẩn bằng việc nhỏ thuốc mắt và thuốc nhỏ mũi, tránh cho trẻ ra ngoài đường vào mùa dịch bệnh.

Đối với trẻ nhỏ, tiêm phòng là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Vì vậy, cần phải tiêm phòng vắc sin phòng sởi cho trẻ ngay từ khi trẻ tròn 9 tháng tuổi và một mũi tiêm nhắc lại.

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, cần phải cách ly trẻ. Cho trẻ ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, kiêng đồ ăn tanh và lạnh theo quy định của bác sĩ.

Khi trẻ bị sốt quá cao, cần cho trẻ uống thuốc giảm sốt, uống nhiều nước để cơ thể bớt mệt mỏi. Khi đã xảy ra biến chứng, cần phải uống thuốc tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ, bổ sung thêm vitamin A cho bớt khô mắt.

Hiền Trang – Ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới