Trời lạnh và bệnh viêm họng

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Mùa lạnh là mùa dễ bệnh nhất trong năm do những đợt gió mùa đột ngột nên cơ thể chưa có sự thích nghi kịp. Trong số đó thường gặp nhất là viêm họng khiến nhiều người khổ sở.

Trời lạnh và bệnh viêm họng

Trời lạnh và bệnh viêm họng

Viêm họng là những viêm nhiễm tại vùng họng, sau khoang miệng thường biều hiện đầu tiên là đau họng hoặc đau rát họng hoặc khó nuốt. Và người bệnh thường tìm đến bác sĩ khi bị đau họng.

Những điều cần biết về bệnh viêm họng khi trời lạnh

Thời gian ủ bệnh thường là 2-5 ngày và tùy theo sức đề kháng của cơ thể mà có các biểu hiện khác nhau: đau, ngứa và khô họng và kèm theo các triệu chứng cảm cúm như: chảy nước mũi, ho, đau đầu, hắt hơi, sốt, thay đổi vị giác dẫn đến chán ăn, thậm chí mệt mỏi toàn thân.

Thời gian diễn biến bệnh tùy vào sức khỏe của từng người. Thời gian lây lan bệnh là từ lúc bệnh biểu hiện ra tới lúc lui bệnh. Cảm lạnh có thể kéo dài đến 10 ngày và triệu chứng là sốt cao 3-5 ngày.

Cũng lưu ý, bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn thường có triệu chứng nặng hơn so với các nguyên nhân khác. Nguy hiểm hơn, nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể dẫn tới các biến chứng nhiễm trùng ở amidan, ở tai và sốt thấp khớp. Sốt thấp khớp có thể dẫn tới viêm khớp và đau khớp, phát ban thậm chí làm tổn hại cho tim. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là trẻ em từ 5 – 15 tuổi.  Người bệnh sẽ có các triệu chứng như: họng đỏ, xuất hiện các mảng trắng ở amidan, thỉnh thoảng có nổi ban, sốt hoặc đau đầu có thể kèm theo sưng nề hạch bạch huyết…

Cách chăm sóc khi bị viêm họng trong mùa Đông

Khi bị bệnh viêm họng điều trị và chăm sóc tại nhà cũng cần được chú ý. Nếu bệnh nhân bị viêm họng do vi rút cần được uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước. Ngậm và xúc họng bằng nước muối loãng. Có thể dùng máy tạo ẩm trong nhà, nghỉ ngơi cho tới khi thấy khỏe lại. Nếu đau họng có thể dùng thuốc ngậm thảo dược để giảm đau và giảm ngứa họng.  Có thể dùng  một số thuốc từ thiên nhiên để điều trị: mật ong, cam thảo,…

Về vấn đề ăn uống khi viêm họng, khi bị đau họng, gây cảm giác nóng rát và khó chịu làm ăn hoặc uống khó hơn, tổn thương niêm mạc viêm của vùng họng. Vậy người bệnh cần  sử dụng thực phẩm mềm, lỏng và rất dễ nuốt, để hạn chế sự kích thích niêm mạc họng khi đang trong tình trạng sung huyết. Thực phẩm và đồ uống ấm cũng có thể giúp làm dịu cổ họng của bạn giảm cảm giác đau rát.

Cách chăm sóc khi bị viêm họng trong mùa Đông

Cách chăm sóc khi bị viêm họng trong mùa Đông

Một số loại thực phẩm bạn có thể ăn mà Thầy thuốc tư vấn gồm:  bột yến mạch ấm, ngũ cốc nấu, cháo, rau nấu chín, khoai tây nghiền, sữa ấm.

Thực phẩm có thể kích thích cổ họng của bạn nhiều hơn hoặc khó nuốt. Những thực phẩm không nên ăn bao gồm: Bánh quy, bánh mì giòn, gia vị cay và nước sốt, nước ngọt, cà phê, rượu, bia và thực phẩm ăn nhẹ khô, chẳng hạn như khoai tây chiên, bánh quy, hoặc bỏng ngô, rau tươi sống, các loại trái cây có tính axit như cam, chanh, chanh, cà chua và bưởi…

Để phòng bệnh, mọi người cần giữ ấm cơ thể nhất là thời tiết thay đổi lạnh đột ngột.  Nhiệt độ thấp kèm với độ ẩm cao khiến cơ thể rất dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm họng, cảm cúm, viêm nhiễm các xoang. Giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc quần áo đủ ấm; ăn uống ấm nóng. Cần chăm sóc trẻ em chu đáo, tránh nhiễm lạnh do mưa, đi tất, quàng khăn giữ ấm, mặc đủ ấm, tránh gió lạnh…

Khi có việc ra ngoài đường, nên đeo khẩu trang, vừa có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn vừa có tác dụng ủ ấm cho đường hô hấp trên. Giữ ấm cho tai cũng rất quan trọng bằng cách đeo bịt tai hoặc đội mũ trùm tai.

Tránh dùng chung thức ăn, đồ uống và đồ dùng ăn uống, tiếp xúc với những người bị bệnh nhất là giai đoạn phát bênh. Đặc biệt là vệ sinh đôi tay, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn thường xuyên trước khi ăn và sau khi ho hoặc hắt hơi.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới