Số nạn nhân ngộ độc thực phẩm mỗi năm không ngừng tăng khiến Việt Nam trở thành điểm nóng về vệ sinh an toàn thực phẩm với gần 500 ca ngộ độc/năm.
- Chất lượng đồ ăn chay trên thị trường đang ở mức báo động
- Ăn 1 cây xúc xích, nguy cơ mắc ung thư tăng lên 20%
- Hiểu đúng về màu thực phẩm để bảo vệ sức khỏe bản thân
7.000-10.000 người ngộ độc thực phẩm mỗi năm
Thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra những con số giật mình về ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam mỗi năm. Trong đó:
- 250 – 500 ca ngộ độc thực phẩm xảy ra mỗi năm.
- Ảnh hưởng đến 7.000 – 10.000 người.
- Số người chết vì ngộ độc thực phẩm từ 100 – 200 người/năm.
Mặc dù vấn đề an toàn thực phẩm liên tục được cập nhật trong các tin tức mới trong ngày, tuy nhiên tình trạng thực phẩm bẩn vẫn không ngừng tăng. Những thống kê trên khiến Việt Nam trở thành quốc gia thuộc vùng nóng về vấn đề an toàn thực phẩm khi các vấn đề về thực phẩm ngày càng đe dọa đến tính mạng và sức khỏe con người.
Các chuyên gia nhận định nguyên nhân dẫn đến tình trạng báo động về vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam được xuất phát từ các yếu tố sau:
- 33% do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật.
- 27% thực phẩm bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm hóa chất.
- 37,5% thực phẩm chứa chất độc tự nhiên.
Các yếu tố khác bao gồm: chất phụ gia, chất tạo màu trong thực phẩm, thuốc trừ sâu hàm lượng cao, các thành phần hóa học có dư lượng độc tố cao…
Mối nguy hại về vệ sinh an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe con người. Nguồn thực phẩm không được đảm bảo là một trong các nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm với sức khỏe con người.
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 150.000 ca mắc bệnh ung thư mới, gây tử vong cho 75.000 người, trong đó nguyên nhân chính là do nguồn thực phẩm “bẩn”. Vấn đề kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm càng trở nên khó khăn hơn khi phải đối mặt với các thách thức như:
- Sự quản lý ngành công nghiệp thực phẩm và vệ sinh thực phẩm trên thị trường còn nhiều bất cập.
- Nguồn nguyên liệu thực phẩm trái phép tràn lan trên thị trường.
- Kết quả kiểm tra chất lượng thực phẩm có sự khác biệt.
- Nhà sản xuất gặp khó khăn, người tiêu dùng lo lắng khi ranh giới thật – giả, sạch – bẩn, an toàn – nguy hại…trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị ảnh hưởng từ khâu nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ và bảo quản. Các vấn đề về thực phẩm kém chất lượng không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng, mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra sự mất cân bằng trong cơ cấu nông nghiệp, ngoài liên quan đến giá trị kinh tế, việc sản xuất thực phẩm bẩn còn suy giảm nghiêm trọng những giá trị nhân văn.
Tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
Để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình và gia đình, tại Hội thảo “công nghệ xanh cho chuỗi thực phẩm sạch”, các chuyên gia đã có những lời khuyên về vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Người tiêu dùng trước khi lựa chọn sản phẩm cần phân biệt thực phẩm, nông sản an toàn và thực phẩm, nông sản có chứa độc tố (sử dụng thuốc ép chín, tác hại của chất phụ gia, ngâm hóa chất…). Có thể phân biệt được bằng cảm quan, màu sắc và dựa vào thông tin sản phẩm.
- Phát huy các phương pháp tự nhiên, dân gian trong việc nuôi, trồng nguồn nguyên liệu và chế biến thực phẩm (dùng đất đèn, ủ trấu, lá xoan, dùng phân hữu cơ…)
- Áp dụng công nghệ mới để bảo quản trái cây không cần dùng chất bảo quản (xử lý nhiệt, dùng oxy, ủ khí ethylene, yếm khí…)
- Thiết chặt các công cụ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và truyền thông thực phẩm.
- Trong thời gian tới, các cơ quan quản lý sẽ sử dụng các công nghệ thiết bị hiện đại để phát hiện thực phẩm không an toàn chính xác như CC/MS, LC/MS/MS, GS/MS/MS…
- Đẩy mạnh kế hoạch xây dựng chuỗi thực phẩm sạch để người tiêu dùng chủ động chọn mua thực phẩm an.
Trước những vấn nạn vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam ngày càng phức tạp, mỗi cá nhân hãy là những người tiêu dùng thông thái trong việc chọn lựa những nguyên liệu đảm bảo cho mỗi bữa ăn gia đình, bảo vệ sức khỏe của cả gia đình.
Hoàng Thu Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Ytevietnam.edu.vn