Vì sao máu nhân đạo được hiến tặng nhưng người bệnh phải mua giá cao?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo các Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, nguồn máu để dùng cho ngành Y tế đến từ 2 nguồn chính. Nguồn thứ nhất từ những người bán máu “thường xuyên” chuyên nghiệp. Nguồn thứ 2 đến từ các cuộc vận động người dân hiến máu theo phong trào phát động. Đây là nguồn chính dồi dào và không phải trả phí vì là hiến máu nhân đạo mang tính tự nguyện.

Vì sao máu nhân đạo được hiến tặng nhưng người bệnh phải mua giá cao?

Vì sao máu nhân đạo được hiến tặng nhưng người bệnh phải mua giá cao?

Tuy nguồn máu nhân đạo tự nguyện hiến tặng ngành y tế Việt Nam không phải trả tiền nhưng khi người bệnh có nhu cầu dùng máu để chữa trị thì phải trả tiền mua máu với chi phí không hề rẻ. Vì số tiền của mỗi đơn vị máu mà người bệnh phải trả chính là chi phí giá thành trả cho các cơ sở Y tế đi thu gom máu, sàng lọc bệnh để có máu sạch, sản xuất chế phẩm (chiết tách) và bảo quản theo yêu cầu nghiêm ngặt của ngành Y tế, rồi còn chi phí trả lương cho đội ngũ nhân viên Y tế làm công việc tuyên truyền hiến tặng máu và rất nhiều chi phí khác như khấu hao trang thiết bị phục vụ việc hiến máu. Nếu tính theo giá trị thực của một đơn vị máu thì người bệnh sẽ phải trả đắt hơn giá máu hiện đang bán ở các cơ sở Y tế.

Quy trình để tạo ra một đơn vị máu sạch như thế nào?

Bác sĩ đa khoa Chu Hòa Sơn, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng đa khoa – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, quy trình để tạo ra một đơn vị máu sạch gồm các bước sau:

  1. Khám sức khỏe người cho người hiến máu, để đảm báo nguồn máu hiến tặng không có mầm bệnh như HIV và các bệnh lây truyền bằng đường máu. Sau đó nhân viên Y tế thu giữ máu tươi cho vào 1 túi máu đặc biệt với các hóa chất đặc biệt để bảo quản đặc biệt với các chất chống đông nếu không thì máu sẽ đông cứng thành tiết sau 7 phút và không dùng để truyền được. Tuy gọi là hiến máu tự nguyện nhưng người được hiến tặng vẫn được một số tiền nhỏ để bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho lượng máu trong cơ thể đã mất do hiến tặng.

nhân viên Y tế thu giữ máu tươi cho vào 1 túi máu đặc biệt

Nhân viên Y tế thu giữ máu tươi cho vào 1 túi máu đặc biệt để bảo quản máu.

  1. Bảo quản lưu trữ máu: Máu tươi toàn phần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ đặc biệt để giữ cho máu không bị hỏng với các thiết bị giữ lạnh đặc biệt rất tốn chi phí khi vận hành.
  2. Sàng lọc để loại bỏ nguồn bệnh: Máu tươi sau khi hiến tặng phải làm hàng loạt các xét nghiệm sàng lọc cho HIV; VG B, C; Giang Mai, Sốt Rét, HTLV 1 bằng kháng nguyên và kháng thể. Theo các Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết có khoảng 3,3% đơn vị máu được hiến tặng bị loại bỏ ở khâu sàng lọc do máu bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường máu không thể dùng được.
  3. Chiết tách máu gôm hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu và huyết tương với các yếu tố đông máu phức tạp với chi phí tốn kém.
  4. Sử dụng các chế phẩm máu khi có chỉ định của Bác sĩ lại phải phá đông, xét nghiệm định danh nhóm máu 1 lần nữa mới có thể dùng để truyền cho người bệnh. Các Bác sĩ đã sơ lược trình bày để cho người dân hiểu để tạo ra các chế phẩm máu có thể dùng cứu chữa cho người bệnh phức tạp, tốn kém vô cùng, mong Nhân dân hiểu và đồng hành cùng chủ trương hiến tặng máu nhân đạo của Bộ Y tế.

Đường dây nóng của Bộ Y tế

Đường dây nóng của Bộ Y tế

Các bạn cứ thử xem bản thân khi khoẻ mạnh hiếm khi các bạn hiến tặng máu nhân đạo nhưng khi bản thân bị bệnh hoặc người thân gia đình cần máu để chữa trị thì yêu cầu Bệnh viện phải có máu ngay nếu không có máu thì Bạn hoặc người thân của bạn sẽ lại phản ánh lên ĐƯỜNG DÂY NÓNG – BỘ Y TẾ vì “thái độ tắc trách không cứu chữa kịp thời”!

Nguồn: Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới