5 Biến chứng nguy hiểm của bỏng khiến bạn phải rùng mình

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Đa số các vết thương do bỏng đều có thể phục hồi theo thời gian, tuy nhiên những trường hợp bỏng nặng nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại các biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng của bỏng
Biến chứng của bỏng

Các biến chứng của bỏng bao gồm:

Nhiễm trùng huyết

Khi vi khuẩn nhiễm vào máu và dễ dàng “thông hành” khắp cơ thể sẽ gây ra nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng huyết tiến triển rất nhanh, nếu không phát hiện kịp thời sẽ ra các bệnh lý như: suy tạng, gây sốc và có thể dẫn đến tử vong.

Lượng máu thấp

Bỏng và các biến chứng của bỏng (nhiễm trùng, sốt…) khiến cơ thể mất nước  nghiêm trọng và làm hỏng các mạch máu dẫn tới lượng máu trong cơ thể thấp, quá trình bơm máu cho cơ thể của tim bị ảnh hưởng.

Sẹo

Sẹo là biến chứng của bỏng ở tất cả các mức độ. Các vết sẹo lồi, u sùi…có thể tồn tại vĩnh viễn trên da. Sẹo tuy không gây đau đớn nhưng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin trong cuộc sống.

Sẹo do biến chứng của bỏng
Sẹo do biến chứng của bỏng

Thân nhiệt giảm

Thân nhiệt giảm rất nguy hiểm với cơ thể con người. Khi bề mặt da – nơi duy trì nhiệt độ cơ thể – bị thương tổn khiến cơ thể mất nhiệt. Làm thân nhiệt giảm mạnh hơn khả năng sản xuất nhiệt của cơ thể.

Bệnh xương khớp

Các mô sẹo biến chứng của bỏng khiến vùng da đó co cứng, khó cử động. Bỏng nặng gây khó khăn trong hoạt động của xương khớp, có thể khiến khớp lệch khỏi vị trí vĩnh viễn.

Cách phòng ngừa bỏng hiệu quả

Trang bị bình cứu hỏa tại bếp ăn
Trang bị bình cứu hỏa tại bếp ăn

Dù bị bỏng ở mức độ nặng hay nhẹ đều sẽ để lại các biến chứng ảnh hưởng theo suốt cuộc đời bạn. Vì vậy cách tốt nhất để hạn chế bỏng là phòng ngừa hiệu quả. Bạn có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân trước các nguy cơ bị bỏng theo những lời khuyên của bác sĩ như sau:

  • Trang bị bình cứu hỏa tại nhà và gần khu vực nấu ăn.
  • Tránh xa trẻ em, người cao tuổi khỏi các khu vực dễ bị bỏng khu bếp nấu, bảng điện, thiết bị điện…
  • Kiểm tra nhiệt độ nước nóng khi uống nước, tắm, rửa tay…
  • Để thiết bị điện ở những nơi khô ráo, an toàn.
  • Các đồ điện cần có nắp, thiết kế an toàn với trẻ nhỏ.
  • Đeo găng tay và khẩu trang khi sử dụng hóa chất.
  • Kem chống nắng là “bảo bối” không thể thiếu mỗi khi ra ngoài khi thời tiết nắng nóng để bảo vệ da.
  • Thiết kế phòng học/nhà/cơ quan…có hệ thống thoát hiểm để phòng ngừa cho các trường hợp xấu.

Phòng ngừa bỏng hiệu quả sẽ tránh được bỏng và các biến chứng của bỏng. Đây là trách nhiệm của mỗi đơn vị, cá nhân và cả cộng đồng!

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới