Một số thực phẩm có khả năng tăng cường khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Ăn đủ liều lượng các thực phẩm này hàng ngày có thể giúp bạn tránh được những căn bệnh hay lây nhiễm.
- Cách phòng các bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột
- Hormone kiểm soát hoạt động trong cơ thể như thế nào?
- Vitamin Tổng Hợp Thay Thế Được Bữa Ăn Hàng Ngày?
5 thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng
1.Tỏi
Tỏi không thể giúp bạn có được sức mạnh của siêu nhân nhưng nó sẽ giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại vi khuẩn, virus và các loại bệnh do nấm gây ra. Tỏi có chứa allicin, ajoene và thiosulfinates, ba hợp chất mạnh mẽ giúp cơ thể ngăn chặn và chống lại các bệnh lây nhiễm.
Các hợp chất này có tính kháng khuẩn mạnh đến nỗi nước tỏi tươi có tác dụng ngang với kháng sinh Neosporin trong việc tiệt trùng các vết thương nhỏ. Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy, những người ăn một lượng lớn tỏi khi bị thương sẽ có thời gian lành vết thương nhanh hơn những người khác.
Ăn như thế nào?
Thêm một chút tỏi trong nước chấm hoặc trong các món xào của bạn là đủ. Chỉ nên ăn vài nhánh tỏi một tuần nếu bạn không muốn cơ thể lúc nào cũng toát ra mùi tỏi. Một điều cần chú ý là càng được nghiền nát, tỏi càng có tác dụng. Acillin được tạo ra khi các tế bào tỏi bị phá hủy, do đó nên sử dụng dụng cụ ép tỏi trước khi ăn. Cũng như nhiều hợp chất khác, allicin, ajoene và thiosulfinates sẽ bị giảm tác dụng theo thời gian, vì vậy tỏi bóc sẵn hoặc nghiền sẵn để lâu sẽ không tốt bằng tỏi tươi bóc vỏ, nghiền và ăn ngay.
Mùi khó chịu của tỏi có thể được giảm đáng kể nếu ăn cùng mùi tây tươi hoặc cây thì là.
- Gừng
Ngoài tác dụng chống buồn nôn, gừng còn là loại thực phẩm tự nhiên có thể chống viêm, nhất là trong các trường hợp viêm khớp và các bệnh cơ xương khác. Gừng tươi được chế biến thành nhiều dạng, ví dụ như kẹo gừng, trà gừng, xi-rô có gừng pha mật ong… Tuy nhiên, gừng tươi được cho là có nhiều tác dụng hơn cả.
- Sữa chua
Ăn vi khuẩn sống dường như không phải là một cách sống khỏe mạnh cho lắm, nhưng cơ thể chúng ta lại cần một số vi khuẩn để vận hành một cách hoàn hảo. Khuẩn acidophilus là một ví dụ về vi khuẩn có lợi cho cơ thể vì nó giúp sản sinh acid lactic ở ruột, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và phân hủy các hợp chất phức tạp thành những đơn chất dễ hấp thụ.
Không có acidophilus và một số khuẩn có lợi khác, cơ thể sẽ không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng và hệ thống miễn dịch của chúng ta sẽ sụp đổ. Thêm vào đó, acidophilus chủ động tấn công các vi khuẩn gây bệnh như shigella – vi khuẩn gây bệnh lỵ, nó còn giúp phòng bệnh tiêu chảy và thậm chí cả các bệnh do virus gây ra. Một loại khuẩn có lợi khác là Bifidobacterium lactis có tác dụng nâng cao sức đề kháng ở người già. Các loại khuẩn này đều có trong sữa chua.
Ăn như thế nào?
Sữa chua là nguồn cung cấp acidophilus và bifidobacterium lactis tuyệt vời. Vì vậy, cố gắng ăn sữa chua hàng ngày, tốt nhất là loại ít đường, mỗi lần một cốc là đủ. Khi mua sữa chua, đọc lại các thành phần của nó được ghi trên vỏ hộp để đảm bảo nó có cung cấp các khuẩn có lợi cho cơ thể, quan trọng nhất là acidophilus.
- Chè xanh
Chè xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và đây là nguồn quan trọng cung cấp polyphenol – chất chống ôxy hoá, giúp làm sạch các gốc tự do (thủ phạm gây tổn thương AND và lão hoá). Cần biết rằng, chất chống ôxy hoá trong chè xanh còn cao hơn trong hoa quả và rau. Mặt khác, chè xanh có tác dụng ngăn ngừa viêm khớp, hạn chế quá trình lão hoá và giảm chứng cao huyết áp.
- Thịt bò
Thịt bò là nguồn cung cấp kẽm, giúp hình thành các tế bào bạch cầu, cần thiết cho việc chống lại virus và vi khuẩn. Khi cơ thể thiếu hụt kẽm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hơn thế, thịt bò là nguồn cung cấp sắt rất quan trọng, hàm lượng sắt trong thịt bò nhiều hơn hẳn cá và các loại thịt gia cầm khác. Bởi vậy, thịt bò có tác dụng làm tăng hồng cầu, khiến cho da hồng hào, nhuận sắc. 100gr thị bò philê nấu chín sẽ cung cấp 30% lượng sắt cần thiết hàng ngày cho một phụ nữ nặng 60kg. Hàm lượng các axid amin có trong thịt bò nhiều hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Các axit amin này có tác dụng bổ sung năng lượng và tăng sức dẻo dai cho cơ thể. Nhưng bạn chỉ nên sử dụng thịt bò với một lượng vừa phải. Mỗi tuần, có thể ăn thịt bò 2-3 bữa, mỗi bữa tối đa 100gr (với người trưởng thành) chú ý dùng thịt nạc, không dùng thịt mỡ.
Nguồn ytevietnam.edu.vn