Ngôn ngữ và các kỹ năng giao tiếp của trẻ cũng tăng lên nhanh chóng, từ ngữ bé sử dụng cũng bắt đầu sẽ phong phú hơn. Có một số em bé rất tự tin khi nói chuyện với mọi người, ở trong nhà trẻ hoặc thậm chí với cả người lạ nhưng ngược lại cũng có rất nhiều trẻ nhỏ ngại ngùng khi giao tiếp với người lạ, chỉ nói chuyện với cha mẹ và người thân trong gia đình. Với những em bé như vậy, cha mẹ nên tham khảo một số cách để dạy trẻ trở nên tự tin hơn và độc lập trong cuộc sống.
- Làm thế nào chữa bệnh sâu răng ở trẻ em an toàn nhất
- Thầy thuốc tư vấn cách điều trị sâu răng ở trẻ em tại nhà nhanh chóng nhất
- Dấu hiệu của bệnh sốt rét ở trẻ em cha mẹ nhất định phải biết
Giúp trẻ tự tin trong giao tiếp
Vì sao nhiều trẻ nhỏ lại ngại giao tiếp với người lạ?
Khi trẻ cởi mở trong giao tiếp, trẻ sẽ có thêm những trải nghiệm mới trong các mối quan hệ, tăng khả năng học hỏi. Một em bé thiếu sự tự tin sẽ không thích đối mặt với một điều gì mới, bé thường tỏ ra rụt rè và luôn lo lắng đặc biệt là khi ra ngoài.
Có nhiều lý do khiến trẻ ngại giao tiếp với người lạ: có thể do bé không có cơ hội tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh, hoặc nhiều phụ huynh luôn lo lắng cho con mình mà can thiệp sâu kể cả khi con chơi đùa với bạn bè hay khi con chơi một mình, hãy tạo không gian thoải mái cho trẻ và âm thầm quan sát, theo dõi trẻ.
Trẻ nhút nhát cũng có thể do di truyền, nhiều cha mẹ có tính cách hướng nội, có thể ảnh hưởng tới tính cách của trẻ qua di truyền, nhưng điều này hoàn toàn có thể cải thiện được nếu cha mẹ biết cách khắc phục sớm.
Nhiều cha mẹ áp đặt quá nhiều vào con cái, bắt con phải làm theo ý muốn của mình, hơn nữa khi trẻ làm không tốt nhiều bậc phụ huynh còn dọa nạt, trách móc trẻ điều này gây ra những phản ứng tiêu cực đối với suy nghĩ của trẻ lâu dần sẽ ảnh hưởng tới tính cách và tâm lý của con thậm chí có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ.
Trẻ có thể bị tự kỷ nếu như không được quan tâm đúng cách
Cách giúp trẻ tự tin trong giao tiếp
– Theo các bác sĩ tư vấn bố mẹ nên làm gương cho con: bằng các mối quan hệ thường ngày của mình, bố mẹ nên thể hiện cho con cái thấy phong thái giao tiếp tự tin, lịch thiệp của mình… Điều này, về lâu dài sẽ có ý nghĩa rất tích cực đối với việc hình thành tính cách và sự thay đổi trong giao tiếp của trẻ.
– Giúp trẻ phát triển thêm về ngôn ngữ: ngôn ngữ phong phú sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong diễn đạt với mọi người. Nếu diễn đạt tốt, có thể giúp trẻ mạnh dạn hơn trong nói chuyện với mọi người.
– Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động thể thao cùng gia đình.
– Khen ngợi khi trẻ làm tốt, nhắc nhở khi trẻ làm sai.
– Cho trẻ tiếp xúc với các bạn nhỏ khác: Việc thường xuyên nói chuyện với trẻ nhỏ cùng trang lứa sẽ giúp cải thiện tốt hơn nỗi sợ sệt của trẻ, lâu dần sẽ giúp trẻ mạnh dạn bắt chuyện với mọi người.
– Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa
– Không ép buộc trẻ: Bạn không nên quá nóng vội, muốn con mình phải thay đổi ngay, hãy để con dần thích nghi với những sự thay đổi mà bạn đang muốn con hướng tới.
Hãy tạo ra cho con bạn một môi trường tốt nhất để hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Nhung – Ytevietnam.edu.vn