Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ bị mù vĩnh viễn ở cả hai mắt. Vì vậy, nếu bé bị sinh ra thiếu tháng thì mẹ và gia đình nên theo dõi cẩn thận sau sinh, để ngăn ngừa những biến chứng về mắt ở trẻ.
- Bệnh tiểu đường trong thai kì để lại biến chứng thế nào?
- Điểm mặt 4 nguyên nhân gây cong vẹo cột sống thường gặp
- Cảm cúm trong thai kỳ có thể khiến bé bị dị tật
Những trẻ nào có thể bị bệnh về võng mạc
Trẻ sinh non dưới 33 tuần tuổi tức khoảng 7 tháng rưỡi với cân nặng dưới 1,5kg rất dễ bị những chứng bệnh về mắt trong đó có bệnh về võng mạc.
Cân nặng lúc sinh ra từ khoảng 1,5kg đến 2kg và khi sinh ra bị ngạt và bị cho nằm lồng ấp, hoặc thở oxy kéo dài và có những bệnh khác kèm theo, đồng thời bác sĩ có chỉ định khám mắt cho bé.
Hoặc những bé bị sinh đôi, sinh ba và có cân nặng từ 1,5kg – 2kg cũng có nguy cơ bệnh này.
Theo các Bác sĩ, trẻ càng nhẹ cân hoặc bị sinh non thiếu tháng càng nhiều thì càng có nguy cơ cao bị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non.
Sự phát triển của bệnh võng mạc ở trẻ sinh non
Trẻ bị thiếu tháng chưa bị bệnh về võng mạc mà chỉ hình thành sau đó do sự phát triển bất thường của các mạch máu tại võng mạc, khiến trẻ bị sinh non đều bị mắc bệnh về võng mạc.
Đối với những trường hợp bệnh nhẹ thì không cần điều trị, nhưng cần phải được theo dõi về lâu dài để tránh những biến chứng có thể phát sinh muộn, và nếu có thì phải được điều trị kịp thời để tránh cho trẻ sinh non bị mù vĩnh viễn.
Còn nếu trẻ sinh non bị bệnh ở những giai đoạn sớm và không thể phát hiện bằng mắt thường, mà khi biểu hiện ra thì bệnh đã phát triển nặng hơn, không thể chữa được. Trẻ 4 tuần tuổi sau sinh thường sẽ có hiện tượng này, vì vậy trẻ cần được theo dõi cẩn thận để có phương pháp điều trị đúng đắn.
Biện pháp điều trị cách phòng tránh
Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non sẽ được điều trị bằng hai phương pháp và quang đông bằng tia laser và lạnh đông, tùy theo từng trẻ mà bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu bệnh võng mạc ở trẻ sinh non không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ bị mù vĩnh viễn, những trường hợp mù oan do sự chủ quan của bố mẹ đã không còn hiếm, nên bố mẹ cần có những biện pháp theo dõi thường xuyên để hạn chế biến chứng về mắt cho trẻ.
Với những trẻ sinh non thiếu tháng, sau khi được nuôi trong lồng kính để phát triển, nếu bé phát triển bình thường về hệ hô hấp và một số chức năng khác thì sẽ được đưa về với mẹ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp như bệnh võng mạc ở trẻ sinh non phát triển sau thời gian sinh cả tháng, nên bạn cần phải thường xuyên cho bé tái khám và theo dõi khi cần thiết.
Nếu bạn có lịch khám với bác sĩ thì nên cho bé đi khám theo đúng lịch đã đưa ra, để hạn chế những biến chứng của bệnh võng mạc ở trẻ sinh non.
Có những trường hợp bé không bị mù do bị bệnh về võng mạc nhưng lại có những triệu chứng bệnh lý về mắt khác như lé, cận thị, bong võng mạc trễ, tăng nhãn áp, vì vậy, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra, thăm khám để hạn chế những chứng bệnh này.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn.