Thông tin về việc sản xuất vắc-xin phòng chống Covid-19 tại Việt Nam

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Ngoài việc thúc đẩy tiến trình nghiên cứu và sản xuất vắc-xin thì Bộ Y tế nước ta cũng đã đăng ký mua vắc-xin phòng Covid-19 từ hai nước Nga và Anh.

Thông tin về việc sản xuất vắc-xin phòng chống Covid-19 tại Việt Nam

Thông tin về việc sản xuất vắc-xin phòng chống Covid-19 tại Việt Nam

Theo nguồn tin tức Y tế mới nhất cập nhật, thời gian qua, bên cạnh những nỗ lực hoạt động phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế đã quan tâm, chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện các nghiên cứu để sản xuất vắc xin phòng chống virus SARS-CoV-2 trong nước. Đồng thời đẩy mạnh việc phối hợp với các công ty, đối tác sản xuất và cung cấp vắc xin có uy tín trên thế giới nhằm có vắc xin phòng virus SARS-CoV-2 cung cấp cho Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Ở trong nước, hiện Công ty Vắc xin và Sinh phẩm số 1 của Bộ Y tế (Vabiotech) đang phối hợp với Trường Đại học Briston của Anh nghiên cứu sản xuất vắc xin theo công nghệ vector virus. Đây là công nghệ tiên tiến được nhiều hãng sản xuất vắc xin lớn trên thế giới sử dụng trong phát triển vắc xin phòng COVID-19.

Viện Vắc xin và sinh phẩm Y tế Nha Trang của Bộ Y tế (IVAC) cũng đang phối hợp với tổ chức PATH của Mỹ để sản xuất vắc xin này trên cơ sở quy trình sản xuất vắc xin cúm mùa và cúm đại dịch theo chương trình hợp tác quốc tế với các đối tác của Thái Lan, Ấn Độ, Brazil và Serbia. IVAC là một trong 14 nhà sản xuất vắc xin được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn để hợp tác sản xuất vắc xin cúm đại dịch.

Bên cạnh đó, các đơn vị khác như: Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất vắc xin và Sinh phẩm Y tế POLYVAC và Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược NANOGEN cũng đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển vắc xin ngừa COVID-19; bước đầu đã cho thấy kết quả khả quan, các đơn vị cũng cố gắng đến cuối năm 2020 sẽ đưa vào thử nghiệm lâm sàng.

Giữa tháng 9, người dân Nga có thể thực hiện tiêm chủng vắc-xin phòng chống Covid-19

Giữa tháng 9, người dân Nga có thể thực hiện tiêm chủng vắc-xin phòng chống Covid-19

Ngày 16/8, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về dịch tễ học và vi sinh học Gamaley, ông Alexander Gintsburg cho biết người dân Nga có thể được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 hàng loạt vào giữa tháng 9.

Theo đó, ông giải thích, giai đoạn thử nghiệm vaccine thứ 3 sau khi đăng ký sẽ bắt đầu trong vòng từ 7 – 10 ngày. Hàng chục nghìn người sẽ tham gia vào giai đoạn này. Vaccine đầu tiên trên thế giới ngừa COVID-19 do Trung tâm Gamaley phát triển và được đặt tên là Sputnik V. Vaccine này được đăng ký lưu hành ngày 11/8 sau các nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng. Vaccine ngừa COVID-19 sử dụng 2 chủng adenovirus làm vật trung gian truyền bệnh, chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người, song không thể nhân lên trong đó.  Trước đó, Trung tâm Gamaleya đã sử dụng công nghệ tương tự để bào chế ra các loại vaccine phòng bệnh Ebola và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).

Thông tin tích cực về vaccine ngừa COVID-19 được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm mới tại Nga và một số nước khác có xu hướng tăng lên. Ngày 16/8, Nga ghi nhận thêm 4.969 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 922.853 ca, cao thứ 4 trên thế giới.

Trung tâm ứng phó khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 của Nga cũng cho biết trong 24 giờ qua có thêm 68 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 15.685 ca. Số trường hợp bình phục được ghi nhận là 732.968 ca.

Còn ở nước ta, các sinh viên đang theo học Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật, tính đến 18h ngày 16/8: Việt Nam, có tổng cộng 964 ca mắc COVID-19, trong đó 336 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay và 628 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay: ghi nhận 488 ca. Tính từ 18h ngày 16/8 đến 6h ngày 17/8: ghi nhận 2 ca mắc mới.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin mới nhất và dịch bệnh Covid-19.

Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam – Tổng hợp

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới