Hiện tại không chỉ dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp mà dịch sốt xuất huyết cũng đang hoành hành ở nhiều nơi. Vậy phân biệt sốt xuất huyết và dịch Covid-19 như thế nào?
- Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo về độ tuổi trẻ em đeo khẩu trang phòng tránh Covid-19
- Bộ Y tế chính thức “xóa sổ” bệnh nhân 994 khỏi danh sách những người nhiễm Covid-19
- Xem lại lịch trình di chuyển của bệnh nhân nhiễm Covid-19 từng khám tại bệnh viện E
Sốt xuất huyết và Covid-19 phân biệt triệu chứng như thế nào?
Sốt xuất huyết và Covid-19 phân biệt triệu chứng như thế nào?
Theo giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, sốt xuất huyết và COVID-19 là hai bệnh có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền cũng như bệnh cảnh hoàn toàn khác nhau. Theo đó, Covid-19 lây lan qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn thì sốt xuất huyết lây qua đường máu do muỗi truyền. Ngoài ra, sốt xuất huyết điển hình có biểu hiện da xung huyết, mặt và củng mạc mắt đỏ, nặng hơn có xuất huyết hoặc dẫn đến sốc do máu bị cô đặc. Còn với bệnh nhân mắc COVID-19 thì ngoài yếu tố dịch tễ có tiếp xúc với người có bệnh còn có biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, khó thở, ngạt mũi… nặng sẽ có biểu hiện viêm phổi và suy hô hấp.
Ngoài ra, một dấu hiệu đặc trưng của sốt xuất huyết để người dân phân biệt với các bệnh khác đó là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, đau bụng vùng gan, buồn nôn. Nặng hơn có thể xuất huyết chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Ở nữ giới có thể có hiện tượng rong kinh, rong huyết, nặng hơn có biểu hiện xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông máu…
Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong 7 ngày. Tuy nhiên, khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Khi xuất hiện một trong những biểu hiện trên, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không được tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà. Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lan rộng thì các triệu chứng của sốt xuất huyết cần đặc biệt lưu ý vì có một số triệu chứng rất dễ nhầm lẫn như: sốt, đau mỏi cơ.
Vì thế, cần tránh việc nhầm lẫn với 2 căn bệnh trên, khi đến các cơ sở y tế để thăm khám cần khai báo y tế, tránh nhầm lẫn và bỏ sót gây ra các hậu quả đáng tiếc.
Sáng 25/8, không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới
Sáng 25/8, không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới
Trang tin tức Y tế mới nhất cập nhật, hiện tại Việt Nam có tổng cộng 680 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 540 ca. Theo thống kê số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 71.821, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện là 1.963, cách ly tập trung tại cơ sở khác là 20.237, cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 49.621
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị-Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này đã có 588 bệnh nhân/1022 bệnh nhân COVID-19 ở nước ta được công bố khỏi bệnh. Tính đến sáng 25/8, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 52 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 54 ca, số ca âm tính lần 3 là 40 ca.
Số ca tử vong là 27 ca. Đa phần các trường hợp tử vong ở nước ta đến nay đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng…
Hiện tại dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp, vì thế mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức phòng bệnh để tránh dịch bệnh lây lan.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin mới nhất về dịch bệnh Covid-19 đến Quý độc giả cả nước.
Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam – Tổng hợp