Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh mẽ ở nhiều tỉnh thành và gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người, thậm chí là tử vong. Vì thế các bác sĩ khuyến cáo những người khỏe mạnh cũng không nên chủ quan với căn bệnh này.
- Nỗi khiếp sợ an toàn thực phẩm từ Pate Minh chay
- Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo về độ tuổi trẻ em đeo khẩu trang phòng tránh Covid-19
- Bộ Y tế chính thức “xóa sổ” bệnh nhân 994 khỏi danh sách những người nhiễm Covid-19
Người khỏe mạnh cũng không nên chủ quan với bệnh sốt xuất huyết
Theo nguồn tin tức Y tế mới nhất, dịch sốt xuất huyết tái bùng phát ở nhiều địa phương cùng với dịch Covid-19 sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe người dân nếu lơ là phòng chống. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo dù bất cứ ai cũng không lơ là, chủ quan với căn bệnh này.
Mất mạng vì tự điều trị sốt xuất huyết
Cách đây ít ngày, nam bệnh nhân 57 tuổi ở Hà Nội tử vong tại Bệnh viện Bạch Mai do mắc sốt xuất huyết (SXH). Bệnh nhân được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai sáng 1-9 khi mắc SXH sang ngày thứ 5 và bắt đầu suy gan, thận, suy đa tạng. Dù được điều trị tích cực, lọc máu liên tục nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi. Người nhà bệnh nhân cho biết 5 ngày đầu mắc SXH, bệnh nhân tự mua thuốc điều trị tại nhà.
Đây là trường hợp thứ 2 tử vong do SXH tại Hà Nội trong 2 tuần qua. Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai cũng tiếp nhận nam thanh niên 17 tuổi mắc SXH bị ngừng tim do tự truyền dịch tại nhà vì e ngại dịch Covid-19. Khi chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân đã bị ngừng tim 30 phút, sau khi được cấp cứu, ép tim, tim đã đập trở lại. Ngay sau đó, bệnh nhân tiếp tục ngừng tim lần 2, tiếp tục được cấp cứu và đặt ECMO. Các bác sĩ nỗ lực cứu chữa nhưng do tình trạng quá nặng, bệnh nhân đã tử vong sau 2 ngày vào viện vì suy đa tạng.
Các bác sĩ cho biết, đây là những trường hợp mắc sai lầm đáng tiếc trong việc chẩn đoán và điều trị SXH khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. SXH và Covid-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch do virus gây ra với các biểu hiện ban đầu giống nhau, có thể gây nhầm lẫn như: sốt, đau đầu, đau mỏi người. Tuy nhiên, đây là hai bệnh có yếu tố dịch tễ, đường lây truyền, bệnh cảnh hoàn toàn khác nhau. Covid-19 lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn, còn SXH lây qua đường máu do muỗi truyền. SXH điển hình có biểu hiện da sung huyết, mặt và mắt đỏ, nặng hơn có xuất huyết hoặc dẫn đến sốc do máu bị cô đặc. Đối với Covid-19 thì có biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, khó thở, ngạt mũi… nặng sẽ có biểu hiện viêm phổi và suy hô hấp. Vì thế, khi có nghi ngờ mắc bệnh, cần đến ngay các cơ quan y tế để chăm sóc và điều trị.
Các ca nhiễm sốt xuất huyết gia tăng mạnh
Các ca nhiễm sốt xuất huyết gia tăng mạnh
Trong quá trình thực tập tại khu vực miền Nam, sinh viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã ghi nhận, trong những ngày qua tình trạng gia tăng những ca bệnh SXH đang có tiến triển mạnh. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), đã ghi nhận trên 9.000 ca mắc SXH trên bàn TP. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM, số ca mắc SXH đang có xu hướng tăng lên, hiện Khoa Nhiễm đang điều trị cho 25 ca, có một số ca nặng từ Tây Ninh, Bình Dương chuyển lên.
Còn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM, tính đến cuối tháng 8 nơi đây đang điều trị cho khoảng trên 50 trẻ SXH, trong đó 7 trẻ có diễn tiến nặng. Ca mới nhất vừa được cứu sống là bệnh nhi 12 tuổi. Đáng lưu ý, cách đây 3 năm bệnh nhi này đã từng bị SXH 1 lần. Lần này, bé nhập viện trong tình trạng nặng, trụy tim mạch, huyết áp không đo được, gan to. Trước đó, bé sốt cao liên tục 3 ngày, không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Ngày thứ 3 bé than mệt kèm đau bụng nhiều nên nhập viện, khi vào viện bé phải sử dụng thuốc vận mạch, hỗ trợ thở máy, truyền máu và các chế phẩm của máu để ổn định tình trạng xuất huyết nặng. Sau gần 4 ngày hồi sức tích cực, bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch.
“Những ngày đầu tiên mắc SXH, biểu hiện sốt khá giống với các bệnh sốt do virus cấp tính. Người bệnh sốt cao liên tục, dùng thuốc hạ sốt có thể lui sốt, nhưng có thể sốt tăng trở lại nhanh chóng sau 3 – 4 tiếng. Có khoảng 70% các trường hợp mắc SXH là lành tính, sau sốt 5-7 ngày người bệnh có thể tự hồi phục. Tuy nhiên, một số trường hợp có cơ địa đặc biệt, có bệnh nền mạn tính kèm theo thì cần lưu ý hơn”, một số bác sĩ chia sẻ.
Thực tế, SXH có 2 biến chứng hay gặp là hạ tiểu cầu và cô đặc máu. Biến chứng hạ tiểu cầu không khiến cơ thể mệt mỏi, li bì. Do đó, nhiều người khỏe mạnh chủ quan, không theo dõi cho đến khi bị xuất huyết ồ ạt. Ngược lại, biến chứng cô đặc máu có liên quan nhiều đến triệu chứng mệt, đau tức vùng gan, nôn, lơ mơ, li bì…
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh, vì thế việc phòng ngừa muỗi sản sinh, truyền bệnh sốt xuất huyết là việc làm vô cùng cần thiết.
Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam – Tổng hợp