Từ vụ trẻ tiêm vắc-xin bị tử vong, cha mẹ cần chú ý điều gì?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tiêm chủng vắc-xin là cách phòng bệnh hiệu quả nhất, tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe cha mẹ cần chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ trước, trong và sau khi tiêm chủng.

Từ vụ trẻ tiêm vắc-xin bị tử vong, cha mẹ cần chú ý điều gì?

Một trẻ tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản tử vong

Trong quá trình thực tập, sinh viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur ghi nhận, bé gái 1 tuổi ở Đồng Nai tử vong bất thường sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản. Hầu hết các loại vắc xin cho trẻ đều rất an toàn nhưng phụ huynh nên chú ý theo dõi tình trạng của bé trước và sau khi tiêm.

Sở Y tế tỉnh Đồng Nai tối 15/9 cho biết đã lập hội đồng chuyên môn để làm rõ nguyên nhân bé gái 1 tuổi tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản. Bé N.T.B.T. (ngụ thị trấn Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch) được xác định tử vong vào trưa cùng ngày. Trước đó, ngày 7/9, bé T. được gia đình đưa đi tiêm chủng vắc xin viêm não Nhật Bản tại Trạm y tế thị trấn Hiệp Phước (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai). Đến sáng 15/9, bé được đưa đến đây để tiêm mũi thứ 2. Thời điểm trước tiêm, bé được khám sàng lọc, sức khỏe bình thường. Sau khi tiêm xong, gia đình đưa bé đi gửi tại một nhóm trẻ ở huyện Nhơn Trạch. Tuy nhiên, đến khoảng 11h, gia đình đến đón con thì thấy cơ thể bé tím tái, không bắt được mạch. Ngay sau đó, bé T. được đưa tới Trung tâm y tế huyện Nhơn Trạch trong tình trạng nguy kịch rồi chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Trưa ngày 15/9, bé tử vong.

Theo nhận định ban đầu từ bệnh viện, bé gái tử vong do sốc phản vệ sau tiêm chủng. Sở Y tế Đồng Nai đã phối hợp với lực lượng công an khám nghiệm tử thi, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Từ vụ trẻ tiêm vắc-xin bị tử vong, cha mẹ cần chú ý điều gì?

Hầu hết các loại vắc xin cho trẻ đều rất an toàn, tuy nhiên các bậc phụ huynh nên chú ý theo dõi tình trạng của bé trước và sau khi tiêm. Nếu có những triệu chứng bất thường thì cần báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt, trước khi thực hiện tiêm chủng cho em bé, chúng ta phải nắm được tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ như thế nào. Trong một số trường hợp, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm cho trẻ. Ví dụ như khi trẻ đang bị sốt trên 37,5 độ C hoặc nhiệt độ cơ thể dưới 35,5 độ C, khi các kém có biểu hiện lạ: quấy khóc, li bì,… nhịp tim, nhịp thở không ổn định.

Nếu như trẻ từng bị dị ứng hoặc có các phản ứng nặng khi tiêm vắc xin, cha mẹ cần phải thông báo để bác sĩ nắm được tình hình và đưa ra những chỉ định phù hợp.

Khám sàng lọc trước tiêm chủng

Khám sàng lọc trước tiêm chủng

Các bác sĩ cho biết, khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là việc rất cần thiết nhằm phát hiện những bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ (người được tiêm) tiêm chủng, tạm hoãn việc tiêm chủng hay không được tiêm một loại vắc xin nào đó. Vì vậy, người nhà của trẻ hay người đi tiêm chủng và bác sĩ cần hợp tác với nhau để đảm bảo việc tiêm chủng là đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn.

Kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng được căn cứ trên những thông tin người nhà hay người đi tiêm chủng cung cấp cho bác sĩ và những thông tin bác sĩ phát hiện sau khi thăm khám.

Theo dõi sau tiêm chủng

  1. Trẻ em và người lớn đều cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường, nôn trớ, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ,… cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất.
  • Trẻ em cần tiếp tục được theo dõi trong 24 – 48 giờ sau khi tiêm bao gồm:
  • Thân nhiệt, nhịp thở
  • Sự tỉnh táo (chơi đùa), ăn, ngủ
  • Quan sát da toàn thân và vùng tiêm (sưng, mẩn đỏ, phát ban)
  1. Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn
  • Có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol, ibuprofen) với liều phù hợp cân nặng khi trẻ sốt > 38.5oC, quấy khóc.
  • Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng cho trẻ
  • Khi bế trẻ tránh chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm
  • Không dùng aspirin, không dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác vì các chế phẩm này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ.

Tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh, tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì mọi người nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi trẻ trước và sau khi tiêm.

Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam – Tổng hợp

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới