Không chỉ bệnh nhân chịu thiệt thòi mà Bác sĩ cũng không được bảo vệ quyền lợi, không có môi trường làm việc an toàn, cả hai bên đều chịu những thiệt thòi riêng.
- Bác sĩ hống hách vô cảm với bệnh nhân đúng hay sai?
- Muốn hành nghề Bác sĩ hãy chấp nhận đánh đổi mọi thứ
- Bác sĩ cần làm gì để giảm thiểu sai sót Y khoa?
Bạo hành y tế khiến Bác sĩ mất tinh thần làm việc
Liên tiếp các vụ bạo hành y tế xảy ra đối với cán bộ nhân viên Y tế. Gần đây nhất trường hợp các Bác sĩ, điều dưỡng viên bị đánh chấn thương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Điển hình côn đồ xông vào bệnh viện hành hung thầy thuốc, bắt họ phải quỳ gối xin lỗi. Chưa bao giờ môi trường làm việc trong ngành Y lại thiếu an toàn và đáng sợ đến vậy? Các sự việc hành hung nhân viên Y tế được coi là điểm nóng không chỉ riêng ngành Y mà của cả xã hội nói chung.
Ai là người thiệt thòi nhất sau bạo hành y tế?
Bác sĩ Tường Lan phụ trách giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược ngoài giờ hành chính chia sẻ quan điểm cá nhân: Các vụ việc bạo hành , gây rối loạn trật tự trong bệnh viện không chỉ ảnh hưởng lớn đến quá trình khám chữa bệnh mà tâm lý, tinh thần làm việc của những người thầy thuốc nhân viên y tế cũng bị sa sút, ảnh hưởng nghiêm trọng.
Những người làm việc ở khoa cấp cứu dễ dàng bị hành hung nhất bởi vì chỉ cần chậm trễ cấp cứu cho bệnh nhân trong giây lát cũng đủ để người nhà gia đình kiếm cớ hành hung Bác sĩ. Có đau lòng không khi vụ việc 20 thanh niên cầm gậy gộc, mã tấu xông vào khoa cấp cứu ở bệnh viện Đại học Y Hà Nội khống chế Bác sĩ và bạo hành bệnh nhân vì thù oán riêng. Còn đó không ít các cán bộ nhân viên y tế không khỏi sốc, bàng hoàng vì bị người nhà bệnh nhân tát liên tiếp vào mặt một thực tập sinh… Liệu dư luận xã hội có cảm thấy phẫn nộ không khi liên tục các vụ bạo hành y tế xảy ra, vụ việc này chưa lắng xuống, vụ khác lại nổi lên. Khi những người thầy thuốc trực tiếp cứu chữa cho bệnh nhân bị bạo hành, tổn hại đến sức khỏe tinh thần cũng kéo theo hệ lụy bệnh nhân cũng chịu thiệt thòi không được tận tình cứu chữa.
Bác sĩ cần có môi trường an toàn để làm việc
Nữ điều dưỡng viên Thanh Hà hiện đang học Chuyển đổi Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ: Mình từng chứng kiến một đồng nghiệp bị hành hung đến nỗi phải xin nghỉ việc vì bị ám ảnh bởi bạo hành và lo sợ mình tiếp tục hứng chịu những cơn thịnh nộ vô cớ của người nhà bệnh nhân. Bởi vậy chúng tôi mong muốn có một môi trường làm việc an toàn chuyên nghiệp để có thể đảm bảo tốt nhất công việc. Đồng thời cần có những điều luật riêng về chống bạo hành Y tế và có biện pháp bảo vệ hệ thống bệnh viện tốt nhất. Trên thực tế chỉ có luật quy định chung chung về bạo hành y tế nên không thể căn cứ để bảo vệ quyền lợi cho Bác sĩ, nhân viên y tế. Thử hỏi có ai làm việc nổi khi vừa bị đe dọa về thể xác vừa gặp áp lực về tinh thần?
Không chỉ vậy có không ít trường hợp thầy thuốc bị côn đồ hành hung, rồi đe dọa đến tính mạng nếu cố tình cấp cứu cho người bị họ tra tấn. Bác sĩ ở thế “tiến thoái lưỡng nan” cấp cứu cũng nguy mà không cố gắng cứu chữa cho bệnh nhân cũng gặp nguy hiểm. Không chỉ vậy các vụ bạo hành y tế xảy ra ngày càng tinh vi, nghiêm trọng hơn, không chỉ ảnh hưởng đến bệnh nhân mà chính tính mạnh của Bác sĩ cũng bị đe dọa.
Giảng viên Bảo Anh đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Paster chia sẻ: Mặc dù không còn ai xa lạ với tình trạng nhân viên y tế bị bạo hành nhưng chúng ta không nên coi đó như cuộc đôi co ngoài đường phố. Trên thực tế bạo hành Y tế đang diễn ra vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần, danh dự của những người hành nghề Bác sĩ. Khi bạo lực nhân viên y tế ngày càng gia tăng cũng đồng nghĩa với chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh nhân ngày càng đi xuống.
Như vậy làm sao có bệnh nhân có thể đòi hỏi chất lượng dịch vụ y tế tốt nhất khi những người thầy thuốc làm việc trong tâm trí sợ hãi, bàn tay run rẩy lo sợ nơm nớp bạo hành xảy ra mỗi ngày?
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn