Hiện nay lương của Bác sĩ vẫn trả theo hệ số cứng nhắc, thâm niên công tác, lương vừa thấp lại cào bằng chẳng liên quan đến năng lực hay hiệu suốt công việc.
- Bao giờ tranh cãi về tai biến y khoa mới chấm dứt?
- Phải chăng Bác sĩ đang bị lợi dụng và vắt kiệt sức lao động?
- Ai sẽ là người bảo vệ nhân viên Ngành Y?
Lương của Bác sĩ đang bị đánh đồng
Ngành Y là một trong những ngành nghề vẫn trả lương cho cán bộ nhân viên y tế theo hệ số, cấp bậc một cách cào bằng, dàn trải. Nếu như các ngành nghề khác ăn lương theo sản phẩm càng làm nhiều càng kiếm nhiều thì với Bác sĩ dù làm nhiều hay ít lương vẫn như vậy. Tuy nhiên một khi đã công tác trong ngành Y làm gì có chuyện Bác sĩ làm việc ít hay được nghỉ ngơi nhiều, thậm chí thời gian dành cho bản thân, gia đình còn không có.
Muốn hành nghề Bác sĩ hãy chấp nhận đánh đổi mọi thứ
Bác sĩ Hà Anh công tác tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trường Giang giảng dạy Học Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược chia sẻ: Mức lương thấp là vậy nhưng ngành Y không hề có sự động viên, đãi ngộ một cách tương xứng dành cho những người có trình độ chuyên môn giỏi. Bác sĩ có khám cho 100 bệnh nhân cũng không có gì khác khi khám cho 10 bệnh nhân. Với những Bác sĩ mới ra trường tính tổng lương bao gồm cả tiền trực, phụ cấp chỉ hơn 6 triệu đồng và không có thêm một khoản thu nào khác. Đến bao giờ Bác sĩ mới tiết kiệm đủ tiền mua nhà hoặc đổi xe sang. Vậy nhưng dư luận vẫn luôn đặt câu hỏi vì sao cán bộ nhân viên y tế có cuộc sống thoải mái, sung túc?
Bác sĩ giàu có chỉ là số ít
Những người công tác trong ngành Y ai cũng muốn mình có thể sống với nghề không phải loay hoay làm thêm để kiếm sống. Đừng tự hỏi vì sao một Bác sĩ giàu có? Xin thưa để có được một cuộc sống sung túc hơn họ phải có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc, chuyên môn giỏi, họ mở thêm phòng mạch riêng để chữa bệnh cho người có nhu cầu. Sau khi làm việc ở bệnh viện họ phải gồng mình lên để kiếm tiền ở bên ngoài nhờ vào phòng mạch, đó là những Bác sĩ năng động còn đa số các nhân viên y tế khác chỉ trông chờ vào lương hàng tháng.
Điều dưỡng viên Tú Thanh hơn 5 năm trong nghề hiện đang Học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết: Với các y Bác sĩ họ cố gắng kiếm thêm thu nhập cho gia đình bằng cách làm thêm ngoài giờ có thể ở bệnh viện hoặc ở các phòng khám tư và điều này được pháp luật cho phép. Có ai cấm Bác sĩ làm thêm không? Tuy nhiên có một điều mọi người không biết rằng Bác sĩ đang vắt kiệt sức lao động của chính mình sao cho gia đình ấm no, đầy đủ hơn, chỉ họ mới hiểu về sau sức khỏe của mình sẽ phải gánh chịu hậu quả ra sao. Lịch làm việc của Bác sĩ luôn dày đặc kín cả tuần, nếu như những ngành nghề khác chỉ làm 40 giờ một tuần thì Bác sĩ, nhân viên Y tế phải làm việc tới 60 giờ, thậm chí 80 giờ. Thử hỏi Bác sĩ đang phải đánh đổi những gì?
Làm Bác sĩ hãy chấp nhận đánh đổi mọi thứ
Vốn dĩ Bác sĩ cũng như bao người bình thường khác họ cũng mưu cầu hạnh phúc gia đình, chăm sóc con cái, thư giãn, các hoạt động xã hội… tuy nhiên với đồng lương eo hẹp họ không thể thực hiện những điều đó mà vắt sức làm thêm. Chấp nhận đánh đổi mọi thứ, giảm thiểu mọi sinh hoạt chung với gia đình, có bao giờ Bác sĩ dám sử dụng cả kì nghỉ phép để đi du lịch? Đôi khi họ phải đánh đổi cả hạnh phúc của chính mình để phục vụ cho công việc, trong khi con cái không có người nuôi dạy, tình cảm gia đình lung lay vì không có thời gian quan tâm đến người thân của mình. Tuy nhiên nếu để tụt hậu kiến thức y khoa sẽ có nhiều vấn đề bị ảnh hưởng hơn nữa.
Không phải Bác sĩ nào cũng chấp nhận phong bì từ người nhà bệnh nhân dù họ có khó khăn đến đâu. Bởi vì lòng tự trọng của người thầy thuốc đang bị xúc phạm bởi dư luận xã hội, truyền thông đã làm họ tổn thương ghê ghớm. Tất nhiên cũng có những cá nhân đơn lẻ trục lợi cho riêng mình nhưng rồi sớm muộn họ cũng bị lên án và đào thải khỏi ngành Y.
Thu Hạnh sinh viên năm thứ 3 của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết quan điểm: Bất cứ một nền Y tế nào trên thế giới cũng đều chỉ tuân thủ một nguyên tắc: Bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân nhưng lại đi ngược với các lợi ích của cán bộ nhân viên y tế, công việc của họ luôn bị giám sát ngay từ khi bắt đầu bước chân theo nghề. Bác sĩ giàu có cũng chỉ là một số ít công tác tại các bệnh viện lớn nhưng họ cũng phải đánh đổi nhiều thứ vắt kiệt sức lao động của mình. Còn lại tất cả mọi nhân viên Y tế đang ngày đêm vật lộn kiếm sống mưu sinh. Vậy nên đừng vội vàng kết luận rằng Bác sĩ giàu có và thu nhập cao hơn các ngành nghề khác hay theo ngành y để làm giàu.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn