Bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu sớm của tăng đường huyết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của tăng đường huyết giúp chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường, từ đó điều trị kịp thời ngăn ngừa những biến chứng cấp cứu do bệnh gây ra.

Bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu sớm của tăng đường huyết

Bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu sớm của tăng đường huyết

Theo tin tức Y tế, nhiều người bị đái tháo đường nhiều năm mà không được phát hiện do giai đoạn đầu bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, nếu lượng đường trong máu tăng cao kéo dài trong một thời gian sẽ ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ và lớn của cơ thể, có thể gây ra các biến chứng ở mắt, tim, não, thận và chi. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của tăng đường huyết giúp chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường, từ đó điều trị kịp thời ngăn ngừa những biến chứng cấp cứu do bệnh gây ra.

Các triệu chứng tăng đường huyết thường gặp

Các bác sĩ tư vấn cho biết, những triệu chứng thường gặp của tăng đường huyết có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường. Nếu bạn biết mình đã bị mắc bệnh đái tháo đường, những triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần thay đổi kế hoạch điều trị. Sau đây là một số dấu hiệu tăng đường huyết thường gặp:

  • Khát quá mức: Nếu bạn có biểu hiện uống liên tục và không cảm thấy hết cơn khát hoặc bạn bị chứng khô miệng nghiêm trọng thì đây rất có thể là dấu hiệu của tăng đường huyết.
  • Tăng cảm giác đói: Lượng đường trong máu quá nhiều có nghĩa là các tế bào của cơ thể bị đói vì thiếu năng lượng và tất nhiên bạn sẽ cảm thấy đói. Tuy nhiên bạn càng ăn nhiều carbohydrate thì lượng đường trong máu càng cao.
  • Tăng tiểu tiện: Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm có thể là một trong những dấu hiệu của đường trong máu cao.
  • Tầm nhìn mờ: đường trong máu tăng cao có thể ảnh hưởng đến mắt làm ảnh hưởng đến thị lực dẫn tới nhìn mờ.
  • Mệt mỏi: Lượng đường trong máu tăng cao nhưng ít được đưa vào bên trong tế bào để tạo năng lượng, tế bào sẽ trở nên thiếu ăn khiến bạn có cảm giác chậm chạp hoặc mệt mỏi. Dấu hiệu này thường xảy ra sau bữa ăn.

Các triệu chứng nặng của tăng đường huyết

Khi bị tăng đường huyết trong một thời gian dài có thể xảy ra những triệu chứng nặng sau đây, bệnh nhân cần đặc biệt quan tâm:

  • Đau bụng: Tăng đường huyết mạn tính có thể gây tổn thương dây thần kinh chi phối dạ dày, do vậy đau dạ dày cũng là một dấu hiệu của nhiễm toan ceton do đái tháo đường gây ra, trường hợp này cần cấp cứu ngay.
  • Giảm cân: giảm cân là một trong những dấu hiệu quan trọng cần chú ý, đặc biệt là trẻ em. Nhiều trường hợp trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường type 1 có dấu hiệu giảm cân trước khi được chẩn đoán. Dấu hiệu này thường xảy ra do cơ thể không thể sử dụng đường trong máu để tạo năng lượng.
  • Rối loạn tiêu hóa và hô hấp: Nếu bạn có cảm giác buồn nôn, nôn, thở sâu và nhanh, mất ý thức cần tìm sự trợ giúp khẩn cấp nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong.

Sút cân không rõ nguyên nhân là một trong những dấu hiệu tăng đường huyết

Sút cân không rõ nguyên nhân là một trong những dấu hiệu tăng đường huyết

Một số triệu chứng hiếm gặp

Bác sĩ Anh Tú, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, một số dấu hiệu khác hiếm gặp hơn cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân bị tăng đường máu.

  • Tê tay chân, ngứa ran hoặc đau ở bàn tay, bàn chân hoặc chân.
  • Rối loạn da: Da khô hoặc ngứa, vết thương da chậm phục hồi, nếp nhăn thâm đen của vùng da cổ có thể là dấu hiệu tăng đường máu.
  • Nhiễm nấm thường xuyên và rối loạn cương dương.
  • Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường máu không nhiễm ceton
  • Nhiễm toan ceton do đái tháo đường.

Lời khuyên của thầy thuốc

Nếu bạn nhận thấy bản thân có những dấu hiệu không bình thường và nghi ngờ bị tăng đường huyết, hãy đi đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra để chẩn đoán sớm.

Nguồn: Ytevietnam.edu.vn tổng hợp.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới