Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường typ 2 hiệu quả

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Đái tháo đường typ 2 là bệnh hay gặp ở người trưởng thành, đa phần là do chế độ sinh hoạt ăn uống không lành mạnh gây ra, và để  lại nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong chỉ sau ung thư và tim mạch.

Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường typ 2 hiệu quả

Đái tháo đường typ 2 là bệnh gì?

Đái tháo đường là tình trạng đường trong máu quá cao, được chia làm 2 loại là tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2. Với bệnh tiểu đường tuýp 2 cơ thể của bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa insulin (một hormone giúp cho glucose có thể đi vào và nặp năng lượng cho các tế bào). Không có insulin, glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường và có thể gây ra các  biến chứng nghiêm trọng ở tim, mắt, thận, thần kinh, nướu và răng của bạn.

Triệu chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường typ 2

Những năm đầu dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 thường không xuất hiện hoặc khá nhẹ nên bệnh nhân không nhận ra. Về sau các triệu chứng thường gặp có thể là: giảm thị lực nhìn mờ, người cảm thấy mệt mỏi, ăn nhiều nhưng mau đói, uống nước nhiều nhưng mau khát, đi tiểu thường xuyên, các vết thương lâu lành, hay đau và tê ở chân hoặc tay, sụt cân không rõ nguyên nhân…

Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Nguyên nhân gây đái tháo đường tuýp 2 là do tình trạng kháng insulin dẫn đến glucose không thể vào trong tế bào để dự trữ năng lượng và hậu quả là lượng glucose trong máu quá cao gây ra hiện tượng tăng đường huyết. Nguyên nhân gây ra tình trạng kháng insulin là: những người thừa cân và béo phì, hoặc do gen di truyền.

Cân nặng quá cao, cơ thể càng nhiều mỡ thì các tế bào càng trở nên đề kháng với insulin.

Người ít vận động: càng ít vận động thì nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 càng cao. Hoạt động thể chất giúp kiểm soát cân nặng và tăng cường sử dụng glucose làm cho các tế bào trở nên nhạy cảm hơn với insulin.

Tiền sử gia đình: nếu cha mẹ hoặc anh chị em có bệnh tiểu đường tuýp 2 thì bạn có nguy cơ cao mắc bệnh.

Chủng tộc: người da đen, gốc Tây Ban Nha, người Mỹ và người Mỹ gốc Á có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Tuổi tác: nguy cơ mắc bệnh càng cao khi bạn càng già đi.

Tiểu đường thai kỳ: nếu bạn mắc bệnh tiểu đường khi mang thai hoặc sinh con trên 4kg thì có nguy cơ mắc tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2.

Phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang: kinh nguyệt không đều, tóc mọc nhanh và béo phì  tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường;

Huyết áp cao hoặc bệnh mỡ máu: có huyết áp trên 140/90 (mm/Hg) có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường typ 2 như thế nào?

Các kĩ thuật dùng để chuẩn đoán đái tháo đường typ 2: xét nghiệm nồng độ đường huyết lúc đói, xét nghiệm dung nạp Glucose, xét nghiệm Hemoglobin A1C, xét nghiệm máu ngẫu nhiên.

Điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2

Phương pháp tốt nhất để điều trị đái tháo đường typ 2 là kiểm soát chế độ ăn uống và tập thể dục.  Nên tránh các thức ăn có nhiều đường và nhiều chất béo, điều này rất quan trọng, tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát cân nặng và giữ lượng đường ở mức thấp và cơ thể sử dụng insulin tốt hơn.

Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn và tập thể dục cần phải dùng thêm thuốc điều trị để kiểm soát đường huyết tốt hơn như: nhóm kích thích bài tiết insulin (sulfonyurea, ức chế DPP-4), nhóm tăng nhạy cảm với insulin (metformin, thiazodinedion), nhóm giảm hấp thu đường ( ức chế alpha-glucosidase)…

Nếu các thuốc kể trên không hiệu quả bệnh nhân cần phải được tiêm insulin để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Insuline không dùng đường uống vì bị phá hủy bởi dịch tiêu hóa, mà dùng đường tiêm dưới da.

Chế độ sinh hoạt để phòng và đẩy lùi đái tháo đường typ 2

Duy trì mức đường huyết ở mức gần mức bình thường ( thường xuyên kiểm tra bằng máy đo đường huyết).

Tập thể dục thể thao và ăn uống điều độ, duy trì và kiểm soát cân nặng, ăn đủ bữa.

Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh. Tránh các thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều chất béo, hạn chế đồ uống có cồn, có đường, bỏ thuốc lá.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới