Chào bác sĩ, tôi năm nay 40 tuổi, khi đi khám phát hiện bị bệnh đái tháo đường týp 2, tôi nên ăn uống như thế nào để giữ cho đường huyết ổn định? Mong được bác sĩ tư vấn.
- Những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có lây không thưa Bác sĩ?
- Những nguyên nhân có thể dẫn đến tiểu đường trong thai kỳ
Bác sĩ tư vấn người bị đái tháo đường nên ăn uống như thế nào?
Trả lời.
Bác sĩ Phạm Văn Hữu, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội hệ chính quy – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, với người bệnh đái tháo đường thì chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.
Mục tiêu của dinh dưỡng trong điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường là gì?
Bác sĩ tư vấn cho biết, dinh dưỡng trong điều trị bệnh tháo đường có vai trò như sau:
– Giúp cho đường huyết luôn ở mức ổn định: không làm tăng đường máu nhiều sau ăn và cũng không làm hạ nhanh đường máu lúc xa bữa ăn.
– Không làm tăng các yếu tố nguy cơ gây biến chứng như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận.
– Phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, thói quen ăn uống và điều kiện kinh tế của bệnh nhân, giúp duy trì cân nặng hợp lý.
– Đảm bảo ăn uống đa dạng (ít nhất 15 – 20 loại thực phẩm/ngày) và ăn cân đối giữa các chất đạm, béo, bột đường, vitamin và muối khoáng.
Ăn uống như thế nào để kiểm soát đường huyết?
Ăn uống như thế nào để kiểm soát đường huyết?
Theo các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, để đường huyết luôn ổn định và kiểm soát biến chứng, người bệnh cần lưu ý về chế độ ăn uống như sau:
– Người bệnh đái tháo đường không ăn bữa ăn lớn mà nên chia nhỏ thành 4 – 6 bữa ăn nhỏ trong ngày.
– Bệnh nhân nên ăn điều độ, đúng giờ với một lượng bột đường ổn định và phù hợp, bên cạnh đó không được bỏ bữa, kể cả những lúc bạn bị bệnh nặng hoặc không muốn ăn.
– Hạn chế ăn những đồ ăn nhiều béo như da, mỡ, bơ, phủ tạng, đồ chiên xào quay, nước cốt dừa.. Ngoài ra nên chọn thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, sữa dành cho người đái tháo đường hoặc sữa không đường, ít béo.
– Nên sử dụng những loại thực phẩm gây tăng đường huyết chậm (có chỉ số đường huyết thấp) và có nhiều chất xơ như gạo lứt, yến mạch, bánh mì nâu đen, đậu đỗ nguyên hạt, các loại rau củ quả ít tinh bột, trái cây tươi ít ngọt và nên ăn chậm nhai kỹ.
– Hạn chế sử dụng những thức ăn gây tăng nhanh đường huyết (có chỉ số đường huyết cao) như cơm gạo trắng, bánh mì trắng, xôi nếp, các loại đồ ngọt như bánh kẹo, mứt, nước ngọt, kem, chè, sô cô la, trái cây ngọt, trái cây khô, sữa đặc có đường…
– Không ăn mặn, không rượu, bia, thuốc lá.
Trên đây là một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường để kiểm soát đường huyết và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.
Nguồn: Ytevietnam.edu.vn.