Bác sĩ phải cẩn trọng khi kê đơn thuốc cho người có tiền sử dị ứng

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

 Vừa qua, Bộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện đóng góp ý kiến cho thông tư 08/1999/TT-BYT về hướng dẫn xử trí sốc phản vệ. Theo đó, Bộ Y tế cho rằng khi kê đơn cho bệnh nhân quan trọng nhất là phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc.

Thấy thuốc cần khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc của người bệnh
Thấy thuốc cần khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc của người bệnh

Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là tai biến dị ứng rất nghiêm trọng có thể gây tử vong nếu không được chữa trị và điều trị kịp thời. Các triệu chứng khi bị sốc phản vệ có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc 30 phút sau khi dùng thuốc, thử test.

Thông thường các triệu chứng của sốc phản vệ bắt đầu bằng cảm giác tê môi, lưỡi, bồn chồn, sợ hãi… Sau đó người bệnh sẽ thấy khó thở, mạch nhanh, huyết áp tụt, đau quặn bụng, rối loạn nhịp tim, tim ngừng… và có thể tử vong trong ít phút.

Điều trị sốc phản vệ không phải dễ bởi nó diễn biến rất nhanh và phức tạp, không lường trước được chính vì vậy cách đề phòng tốt nhất là bệnh nhân không được tự mua thuốc điều trị, phải báo cho bác sĩ tiền sử dị ứng thuốc

Sốc phản vệ là tai biến dị ứng rất nghiêm trọng và nguy hiểm
Sốc phản vệ là tai biến dị ứng rất nghiêm trọng và nguy hiểm

Hướng dẫn dự phòng sốc phản vệ

Nhận thấy sự nguy hiểm của sốc phản vệ, Bộ y tế đã hướng dẫn các bác sĩ, dược sĩ, các cơ sở y tế trước khi kê đơn hoặc dùng thuốc cho người bệnh phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc của họ, ghi vào bệnh án hoặc sổ khám cẩn thận.

Sau khi xác định được loại thuốc và nguyên nhân gây dị ứng hoặc phản vệ của người bệnh, bác sĩ phải cấp cho bệnh nhân thẻ theo dõi dị ứng. Trong đó thầy thuốc phải ghi rõ nguyên nhân gây dị ứng và không quên nhắc người bệnh đưa phiếu này khi khám chữa, mua thuốc ở bất kỳ đâu.

Khi khai thác tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân bác sĩ cần ghi lại cẩn thận
Khi khai thác tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân bác sĩ cần ghi lại cẩn thận

Nguyên tắc dự phòng sốc phản vệ

Theo Bộ Y tế, các loại thuốc khi kê cho bệnh nhân, bác sĩ cần chỉ định đường dùng phù hợp, chỉ dùng những đường tiêm không thay thế bằng đường khác.

Với những người đã có tiền sử dị ứng, thầy thuốc không được kê đơn, chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc, nhóm thuốc có nguy cơ gây mẫn cảm chéo. Đặc biệt trong quá trình người bệnh sử dụng thuốc phải theo dõi tỉ mỉ nhất là với các loại thuốc dễ gây dị ứng.

Tại các phòng khám, xe tiêm, buồng bệnh đều phải có sẵn thuốc cấp cứu phản vệ. Tất cả các nhân viên y tế đều phải nắm vững những kiến thức, thực hành cấp cứu phản vệ theo đúng phác đồ cấp cứu.

Có thể nói những người đã từng dị ứng thuốc nếu được bác sĩ, thầy thuốc theo dõi đề phòng, sẽ giảm rất nhiều nguy cơ sốc phản vệ. Vì vậy việc khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc là vấn đề được Bộ y tế cho là mấu chốt cho thông tư 08/1999/TT-BYT về hướng dẫn xử trí sốc phản vệ sau khi được các bệnh viện trực thuộc đóng góp và cho ý kiến.

Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới