Bài thuốc Y học cổ truyền chữa say nắng, say nóng hiệu quả

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Thời tiết mùa hè dễ khiến mọi người bị say nắng, say nóng, nếu không điều trị kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng. Sau đây là một số bài thuốc Y học cổ truyền chữa say nắng, say nóng hiệu quả.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa say nắng, say nóng hiệu quả

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa say nắng, say nóng hiệu quả

Bác sĩ Anh Tú, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, say nóng do trung tâm điều hòa nhiệt của con người không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh; thường xảy ra vào xế chiều do có nhiều tia hồng ngoại gây nóng bức.

Y học cổ truyền cho rằng, say nắng, say nóng gọi là thử ôn, là lọai bệnh nhiệt cấp tính phát sinh vào mùa hạ, có triệu chứng chủ yếu của Dương minh vị nhiệt: sốt cao, bực dọc, khát nước, ra nhiều mồ hôi. Nhiệt thịnh ở vị phủ sinh táo kết, tâm phiền, người vật vã khó chịu. Khi kết hợp với các khí: phong, hàn, thấp hoặc ăn nhiều thứ đồ ăn sống lạnh làm thử ôn có chứng hậu kiêm thấp, kiêm hàn thấp…. Bệnh phát đột ngột, diễn biến nhanh, dễ làm tổn thương tân dịch và khí.

Sau đây là một số bài thuốc Y học cổ truyền điều trị theo diễn biến của bệnh.

Thử tà vào Thái dương kinh:

Triệu chứng: người bệnh sốt nóng, bực dọc, nhức đầu, váng đầu, mắt đỏ, thở mạnh, miệng khô, khát muốn uống nước, ra mồ hôi, lưng hơi lạnh, tiểu tiện vàng sẻn, đại tiện táo kết; mạch hồng đại. Phép chữa: thanh khí tiết nhiệt, ích khí sinh tân.

Dùng một trong các bài thuốc sau đây:

Bài 1: hoạt thạch 240g, thần sa 10g, cam thảo 40g. Các vị tán bột, mỗi lần uống 15g, hòa với nước giếng mà uống. Trị mùa hè trúng nắng làm hại nguyên khí, trong và ngoài đều nóng.

Bài 2: thạch cao 40g, cam thảo 8g, nhân sâm 12g, tri mẫu 24g, ngạnh mễ (gạo tẻ) 20g. Thạch cao sắc trước, sau đó cho các vị khác vào, sắc với 3 bát nước, khi nào gạo chín là thuốc được, uống nóng một bát trước khi ăn. Chữa trúng nhiệt, mồ hôi ra, sợ lạnh, mình nóng và khát nước.

Thử tà tổn thương tân dịch và khí:

Biểu hiện: người bệnh sốt, bực dọc, khát, có mồ hôi, người mệt mỏi, chân tay mỏi rã rời, thở mạnh, nước tiểu vàng, đại tiện táo kết; mạch hư vô lực. Phép chữa: thanh nhiệt giải thử, ích khí sinh tân.

Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: hoàng kỳ 4g, mạch môn 8g, bạch truật 6g, đương quy 3g, ngũ vị tử 3,5g; nhân sâm 4g, trần bì 4g, xương truật 6g, sinh khương 3 lát, hoàng bá 4g, thanh bì 4g, thăng ma 2g, chích thảo 4g, thần khúc 4g, trạch tả 4g, cát căn 4g, đại táo 2 quả. Sắc uống. Chữa thấp nhiệt cuối mùa hạ, sốt, mồ hôi tự ra, chân tay bứt rứt, tiểu vàng đỏ, miệng khô, mạch hư.

Bài 2: tây dương sâm 8g, thạch hộc 10g, mạch đông 16g, hoàng liên 4g, trúc diệp tươi 12g, tri mẫu 12g, tô ngạnh 8g, cam thảo 4g, ngạnh mễ 32g, tây qua 12g. Sắc uống.

Bài 3: tây qua (cùi quả dưa hấu) cạo bỏ vỏ ngoài tẩm rượu sao, sắc nước, chia uống nhiều lần. Chữa thử nhiệt làm hại khí và tân dịch, sốt, khát nước, tiểu đỏ, bực dọc phiền não, tinh thần không yên.

Tây qua (cùi quả dưa hấu) trị say nắng say nóng khi tử tà làm tổn thương tân dịch và khí

Tây qua (cùi quả dưa hấu) trị say nắng say nóng khi tử tà làm tổn thương tân dịch và khí

Thử tà vào tân dịch:

Biểu hiện: người bệnh bực dọc, khô miệng, đêm ngủ không yên, có khi nói nhảm, lưỡi đỏ; mạch hư; nặng hơn thì mê sảng do thử ôn vào sâu quấy nhiễu và tổn thương tân dịch.

Phép chữa: thanh tâm, lương dinh, khai khiếu.

Bài thuốc: sừng trâu 12g, sinh địa 24g, huyền sâm 16g, trúc diệp 6g, mạch đông 12g, đan sâm 8g, hoàng liên 4g, kim ngân hoa 8g, liên kiều 8g, thạch xương bồ 4g, đại táo 6 quả. Sắc kỹ, chia uống 4 lần trong ngày. Chữa ôn tà vào phần dinh, sốt, đêm nóng nhiều hơn, tâm phiền, nói sảng, có phát ban, mạch tế sác.

Nếu nhiệt thịnh ở phần dinh làm cho tâm bào bế tắc:

Người bệnh nói mê sảng, hôn mê; cần dùng đơn trên kết hợp An cung ngưu hoàng hoàn hoặc Thanh tâm hoàn.

Thử tà vào huyết phận:

Biểu hiện: người bệnh sốt cao, bực dọc, vật vã, nổi ban sắc tía, đầu lưỡi đỏ thẫm, rêu xám; bệnh nặng thì mê man, nói cười huyên thuyên. Bệnh thử nhiệt cực thịnh vào sâu phần huyết, làm âm huyết hư tổn nặng gây nên bực dọc, vật vã; huyết hãm ở tâm bào nên tinh thần rối loạn.

Phép chữa: lương huyết, giải độc, thanh tâm, khai khiếu

Bài thuốc: sừng trâu 12g, thạch xương bồ 8g, hoàng cầm 12g, sinh địa 16g, kim ngân hoa 8g, phẩn thanh (kim chấp) 8g, liên kiều 6g, bản lam căn 6g, hương sị 3g, huyền sâm 16g, thiên hoa phấn 16g, tử thảo 6g. Sắc thuốc, chia uống 5 lần. Trị các chứng ôn nhiệt, thử dịch làm hại tân dịch, tổn dinh huyết, nghịch truyền, nội hãm, nói xảm, nói cuồng, phát ban.

Sinh địa (rễ củ của cây sinh địa hoàng)

Sinh địa (rễ củ của cây sinh địa hoàng)

Thử tà kiêm hàn thấp:

Biểu hiện: người bệnh sốt, nhức đầu, đầu đau ê ẩm, sợ lạnh, không có mồ hôi, thân mình co rút, bĩ tức thượng vị, bực dọc, rêu lưỡi trắng nhớt. Mùa hạ, thử tà xâm phạm do ăn uống, tắm lạnh hoặc do lao động ở nơi ẩm thấp, cảm nhiễm thử tà làm thấp tà hãm uất ở phần biểu gây phát sốt, sợ lạnh, không có mồ hôi; thấp tà gây chướng ngại nên bí tức thượng vị; hoặc thử tà đã hóa thử nhiệt uất trong cơ thể gây bứt rứt bực dọc.

Phép chữa: giải biểu tán hàn, hóa thấp trừ thử. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: hương nhu 8g -16g, biển đậu hoa 12g – 36g, liên kiều 10 -12g, ngân hoa 12- 24g, hậu phác 8g – 24g. Sắc, uống ấm 4 lần trong ngày. Trị cảm thử, phát sốt, ớn lạnh, đau đầu, không ra mồ hôi, khát, phiền táo, mạch hồng đại.

Nếu bệnh nhân chỉ đau đầu, sợ lạnh, người gai rét, khát nước, đi ngoài phân sệt thì dùng bài Hoàng liên hương nhu ẩm: hoàng liên 8g, hương nhu tía 24g, bạch biển đậu 36g, hậu phác 24g. Bài này đặc biệt tốt cho trẻ nhỏ.

Bài 2: hà diệp biên 8g, tây qua 8g, ty qua bì 8g, hạnh nhân 8g, dĩ nhân 8g, tiên ngân hoa 8g, tiên biển đậu hoa 4g, tiên trúc diệp 8g, hoạt thạch 12g. Các vị đun với 3 bát nước, cạn còn một bát, bỏ bã. chia uống hai lần. Tác dụng thanh thử tiết nhiệt khứ thấp.

Nguồn: Sức khỏe đời sống.

Ytevietnam.edu.vn tổng hợp.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới