Bao giờ tranh cãi về tai biến y khoa mới chấm dứt?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tai biến y khoa cần một cái nhìn toàn diện, xác định đúng đắn vấn đề nhưng cơ quan chức năng chưa kịp vào cuộc, báo chí đã đưa tin và gây bất lợi cho Bác sĩ.

Ngành y vốn dĩ là ngành nhạy cảm bởi mọi sự cố dù lớn hay nhỏ đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người và gây bức xúc lớn trong dư luận xã hội. Bởi vậy trong ngành y có không ít trường hợp người nhà bệnh nhân truy đuổi tìm Bác sĩ để trả thù sau khi xảy ra tai biến.

Bao giờ tranh cãi về tai biến y khoa mới chấm dứt?

Cần nhìn nhận tai biến y khoa như thế nào?

Trong ngành Y khó có thể tránh khỏi tai biến y khoa nhưng mỗi khi có sự cố chúng ta cần xét đến hai hoàn cảnh: Do Bác sĩ thiếu chuyên môn, trình độ hay do thiếu trách nhiệm với bệnh nhân, tắc trách. Bởi vì dù thế nào thiệt hại đầu tiên sẽ ảnh hưởng tới người bệnh, dù là nguyên nhân do đâu cũng khó có thể chấp nhận được.

Bác sĩ Nam Anh công tác tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trường Giang phụ trách giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược ngoài giờ hành chính chia sẻ: Ở nước ngoài mỗi khi có tai biến y khoa sẽ có hội đồng chuyên môn để khám nghiệm tử thi và tìm ra nguyên nhân  tai biến. Chỉ đến khi có kết luận cuối cùng báo chí mới được đua tin. Còn ở nước ta, báo chí luôn vào cuộc sớm đưa tin giật gân thiếu tính chính xác chinh vì vậy đã gây bức xúc lớn cho dư luận, thậm chí khiến cho danh dự của Bác sĩ bị ảnh hưởng. Không chỉ vậy ở các nước tiên tiên họ còn xây dựng các văn  bản pháp quy cùng hàng trăm điều luật, quy định dành cho người thầy thuốc, nhờ đó hội đồng chuyên môn sẽ dựa vào đó để phân xử cho Bác sĩ khi có sự cố.

Hội đồng chuyên môn thẩm định bao gồm các chuyên gia, Bác sĩ hàng đầu về ngành nghề. Nếu có một thầy thuốc nào đó có các biểu hiện sai nặng sẽ bị gạch tên và không còn được hành nghề nữa. Bởi vậy sẽ không có chuyện thiếu công tâm, khắt khe, hay tùy tiện với một người nào đó. Tuy nhiên điều này ở nước ta vẫn chưa làm được để có thể bảo vệ danh dự cho người thầy thuốc.

Ngành y chưa có điều luật cụ thể bảo vệ Bác sĩ, bệnh nhân

Ngành nghề nào cũng cần có những quy định, điều luật riêng. Thực tế ngành y hiên nay đã có một số quy chế,  quy định dành cho người thầy thuốc, tuy nhiên đó không phải là những điều luật cụ thể nên mỗi khi có tai biến y khoa sẽ xảy ra nhiều tranh cãi.

Giảng viên Thu Ngọc công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Mỗi khi có sự cố y khoa xảy ra lại là những tranh cãi không dứt về việc quy trách nhiệm cho ai (hiển nhiên trách nhiệm thuộc về Bác sĩ), lỗi xảy ra do đâu (lỗi cá nhân hay hệ thống), cách xử lý thế nào, hình thức kỷ luật ra sao… Bởi vậy tai biến y khoa cần được nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn, toàn diện,  cần có hội đồng chuyên môn đứng ra xem xét, giải quyết các sự cố.  Ngoài ra chúng ta cần thực hiện khâu đào tạo nhân lực theo chuẩn, người Bác sĩ cần có y đạo, y đức, y thuật, y nghiệp đầy đủ. Bởi vì y nghiệp thể hiện tính chuyên nghiệp,làm việc của người thầy thuốc trong việc rèn luyện, nâng cao kĩ năng tay nghề.

Nữ điều dưỡng viên Thảo Anh công tác tại bệnh viện Bạch Mai theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội nêu lên quan điểm: Nền y học hiện đại tiến bộ rất nhanh nhưng các kiến thức y học có thể đúng rồi sai trong một ngày. Vì vậy Bác sĩ luôn cần cập nhật các kiến thức một cách liên tục để không bị tụt hậu so với trình độ thế giới đồng thời hạn chế các tai biến y khoa xảy ra.

Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo chất lượng sinh viên đầu vào không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà cần có đạo đức, đam mê với nghề. Các trường đại học cũng cần xem xét lại cơ chế cộng điểm cho các thí sinh diện chính sách, vùng miền. Nếu không sẽ có hai dạng Bác sĩ đào tạo ra trường,dạng đúng chuẩn và không đúng chuẩn. Bởi vậy ngay từ đầu cần nâng cao chất lượng điều trị để giảm bớt các rủi ro tai biến cho bệnh nhân thấp hơn.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới