Tôi năm nay 31 tuổi, thời gian gần đây tôi bắt đầu xuất hiện vào mảng trắng giống như lang ben, nhưng chỉ vài ngày sau toàn thân nhiều chỗ đều bị trắng, đặc biệt cả lông mi cũng bị trắng, đi khám thì bác sĩ nói tôi đã bị bệnh bạch biến. Nghe nói căn bệnh bạch biến này có di truyền, tôi vừa sinh cháu nhỏ nên rất lo lắng. Vậy tôi muốn hỏi bệnh bạch biến có di truyền không? (Chị Thảo Mai, Văn Lâm, Hưng Yên).
- Bật mí những thảo dược chữa bệnh bạch biến cực hiệu quả.
- Mách bạn 5 mẹo dân gian chữa bệnh bạch biến.
- 4 bài thuốc Đông y chữa bệnh bạch biến cực hiệu quả.
Bệnh bạch biến có yếu tố di truyền.
Thầy thuốc trả lời:
Chào chị Mai.
Trước tiên, xin cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn của chuyên trang sức khỏe Y tế Việt Nam với câu hỏi của chị chúng tôi xin được giải đáp và tư vấn như sau:
Bệnh bạch biến là một trong những bệnh thường gặp ở da khiến cho da người bệnh bị mất màu. Màu da sẽ bị mất theo từng mảng, thường là bị ở mặt sau của bàn tay, mặt và nách. Mặc dù bệnh bạch biến không gây nguy hiểm và có thể chữa trị được, nhưng một số loại sắc tố trên da có thể tái phát, nguy cơ lấy lan ở mặt và cổ rất cao.
Để lý giải câu hỏi của bác về việc bệnh bạch biến có di truyền không chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu những nguyên nhân cũng như cách phòng và điều trị căn bệnh này hiệu quả nhé.
Bệnh bạch biến là căn bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi. Điều kiện thuận lợi để bệnh bùng phát là làn da nóng ẩm do khí hậu, hoạt động thể lực, mặc quần áo bít kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn hoặc do sự suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng cũng là những yếu tố làm bệnh dễ phát sinh.
Bệnh bạch biến có thể di truyền, vì thế trẻ em có cha mẹ bị bạch biến thì có nguy cơ bị bạch biến nhiều hơn. Trên thực tế 30% bệnh nhân bạch biến có người thân bị bạch biến.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bạch biến?
Những bệnh nhân bệnh bạch biến cần đến bác sĩ da liễu khám và hội chẩn với chuyên ngành nội tiết để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Phương pháp điều trị bệnh bạch biến bao gồm các loại kem được kê theo đơn thuốc và liệu pháp điều trị đặc biệt bằng ánh sáng cũng như sử dụng mỹ phẩm.
Đối với bệnh bạch biến nhẹ có thể không cần phải điều trị. Dùng mỹ phẩm nhuộm và mỹ phẩm trang điểm thêm lên vùng da có các mảng bạch biến nhỏ sẽ không gây hại cho sức khỏe. Những người có làn da trắng hơn bình thường có thể tránh tình trạng da rám nắng bằng cách dùng kem chống nắng có độ SPF 15 hoặc cao hơn, và nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Bệnh bạch biến nên bôi kem thuốc theo đơn của bác sĩ.
Đối với các vùng da bị bạch biến, người bệnh có thể thoa kem steroi, tuy nhiên không được thoa kem steroid lên những vùng da nhạy cảm như: vùng mí mắt, nách hay hay vùng háng.
Phương pháp trị liệu đặc biệt bằng ánh sáng còn gọi là PUVA, bao gồm thoa dung dịch thuốc psoralen, sau đó sử dụng tia cực tím. Phương pháp điều trị này có hiệu quả cực tốt cho vùng mặt, cổ, thân mình, phần cánh tay trên và phần chân trên.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc bệnh bạch biến có di truyền không của chị Mai. Hy vọng rằng với câu trả lời của chúng tôi, có thể giúp chị giải đáp những băn khoăn về vấn đề này. Bên cạnh đó chị nên gặp bác sĩ để được khám và tư vấn cách điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả nhất.
Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn