Bệnh bạch biến là do nhiễm nấm, bệnh rất “nghèo nàn” về triệu trứng và kéo dài dai dẳng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân, triệu trứng và cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin hữu ích dưới đây nhé.
- Bệnh bạch biến có di truyền không?
- Bật mí những thảo dược chữa bệnh bạch biến cực hiệu quả.
- Bị bệnh bạch biến người bệnh không nên ăn thực phẩm gì?.
Bệnh bạch biến gây những vết trắng da
Bệnh bạch biến là gì?
Bệnh bạch biến là một trong những chứng bệnh thường gặp ở da khiến cho da người bệnh bị mất màu. Màu da sẽ bị mất theo từng mảng, thường là bị ở mặt sau của bàn tay, mặt và nách. Đây là một bệnh lý không gây nguy hiểm và có thể chữa trị được, nhưng một số loại sắc tố trên da có thể tái phát, nguy cơ lấy lan ở mặt và cổ rất cao.
Nguyên nhân gây bạch biến
Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân chính xác sinh ra bệnh. Tuy nhiên, bệnh này thường có một số yếu tốt gây bệnh như:
- Di truyền: vì thế trẻ em có cha mẹ bị bạch biến thì có nguy cơ bị nhiều hơn. Trên thực tế 30% bệnh nhân bạch biến có người thân bị bạch biến.
- Một số yếu tố khiến bệnh phát triển nhanh hơn như do người bệnh quá căng thẳng trong công việc, cuộc sống hàng ngày.
- Do người bệnh thường tiếp xúc với các chất độc hại như như phenol, thiol cũng là nguyên nhân gây nên bệnh bạch biến.
- Do người bệnh hay do mắc một số bệnh khác như bệnh lý tuyến giáp, thiếu máu ác tính…cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc mắc bệnh bạch biến và làm bệnh nặng hơn.
- Điều kiện thuận lợi để phát bệnh bạch biến là do do khí hậu, hoạt động thể lực, mặc quần áo bít kín mồ hôi nhờn. Cũng có thể do sự suy giảm miễn dịch, cũng là những yếu tố làm bệnh dễ phát sinh.
Biểu hiện của bệnh bạch biến
- Đối với vùng phơi ra ánh sáng: đây là một đốm hay một mảng có màu trắng.
- Vùng không phơi ra ánh sáng: Người bệnh thường xuất hiện các đốm hay mảng có màu cà phê sữa, màu hồng, màu đất. Vì thế bệnh bạch biến còn có tên bệnh nấm nhiều màu. Trên bề mặt của vết thương có vảy mịn, cạo ra như trắng và bột như phấn.
- Bệnh bạch biến là căn bệnh không ngứa hay ngứa ít, nhưng khi người bệnh ra nắng, hay đổ mồ hôi thì ngứa nhiều.
Điều trị bệnh bạch biến như thế nào?
Theo bác sĩ hiện tại do chưa biết nguyên nhân bệnh bạch biến nên hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này. Nên các phương pháp điều trị bệnh chủ yếu là:
Bệnh bạch biến nên đi khám và sớm có phương pháp điều trị sớm.
- Quang hóa trị liệu: Là dùng thuốc làm tăng cảm ứng với ánh sáng như uống hoặc bôi Psoralen kết hợp với việc chiếu tia tử ngoại giúp điều trị bệnh bạch biến hiện nay.
- Bôi thuốc corticoid: Mục đích để làm giảm miễn dịch tại chỗ da người bệnh.
- Ghép da: Nếu các phương pháp trên thất bại thì có thể dùng phương pháp phẫu thuật ghép da, hoặc cấy tế bào sắc tố.
Trên đây là những kiến thức căn bản về bệnh bạch biến mà mọi người nên biết để có thể phòng và điều trị kịp thời. Tuy bệnh khó điều trị, song nếu người bệnh phát hiện sớm và có biện pháp điều trị hợp lý, triệt để thì bệnh hoàn toàn có khả năng thuyên giảm nhanh. Theo khuyến cáo của các bác sĩ người bệnh nên có cuộc sống thoải mái, làm việc, nghỉ ngơi có điều độ, tránh những căng thẳng trong cuộc sống. Việc điều trị rất lâu dài nên phải kiên trì, nên lạc quan tin tưởng vì nếu thất vọng, chán nản bệnh sẽ càng nặng thêm.
Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn