Bệnh chàm – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Chàm là một bệnh viêm da thường gặp, bệnh tuy lành tính nhưng lại khiến người rất khó chịu bởi ngứa ngáy và hay tái phát lại nhiều lần. Vậy hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh chàm hiệu quả, qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé.

Bệnh chàm ở trẻ nhỏ.

Bệnh chàm ở trẻ nhỏ.

Bệnh chàm là gì?

Chàm là một loại bệnh lý khi da bị viêm nhiễm hoặc dị ứng. Loại bệnh chàm phổ biến nhất hiện nay được gọi là viêm da cơ địa, hay bệnh chàm cơ địa. Chàm tùy theo từng mức độ mà có thể phân thành: chàm cấp, chàm bán cấp hay mạn tính. Bệnh này hay gặp ở trẻ em đang bú sữa mẹ ngay trong 6 tháng đầu tiên.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm.

  • Do yếu tố di truyền, tính chất di truyền. Nếu tiền sử trong gia đình bệnh nhân có người bị bệnh chàm, thì nguy cơ những thế hệ sau mắc phải căn bệnh này cũng cao.
  • Khi bệnh nhân từng mắc phải nhiều bệnh như viêm mũi xoang, viêm gan, các bệnh về thận, viêm tai,… cũng làm nguy cơ mắc bệnh tăng cao.
  • Do thường xuyên phải tiếp xúc với những hóa chất độc hại. Những hóa chất này có thể là xi măng, cao su, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, hay phân bón hóa học.
  • Do người bệnh tiếp xúc với đồ dùng sinh hoạt dễ gây dị ứng. Những đồ dùng đó có thể là quần áo, chăn màn, hay giày dép, khăn len,…
  • Hoặc nguyên nhân gây ra cũng có thể do dị ứng thức ăn. Do người bệnh ăn phải các thức ăn lạ, không phù hợp với cơ địa: cá biển mực, tôm, cua,… Hoặc do chế độ ăn hàng ngày thiếu cân bằng, thiếu hụt vitamin, hay do ăn nhiều gia vị có tính cay nóng.

Người bị bệnh chàm nên sớm đi khám để được điều trị hiệu quả.

Người bị bệnh chàm nên sớm đi khám để được điều trị hiệu quả.

Những triệu chứng thường gặp ở bệnh chàm.

  • Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là người bệnh thường cảm thấy ngứa dữ dội. Đôi khi chàm cũng có thể gây những triệu trứng như phồng giộp và tổn thương rỉ dịch.
  • Bệnh chàm thường biểu hiện với triệu chứng căn bản là ngứa và nổi nhiều mụn nước trên bề mặt da. Mụn nước thường tập trung thành từng khoảng trên nền da đỏ hay còn gọi là hồng ban.

Cách điều trị bệnh chàm hiệu quả.

Hiện nay phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân là tích cực tìm ra nguyên nhân gây bệnh để tránh hoặc hạn chế tiếp xúc kết hợp dùng thuốc uống với thuốc bôi ngoài da theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Sử dụng nước muối sinh lý trị bệnh chàm.

Sử dụng nước muối sinh lý trị bệnh chàm.

Người bệnh có thể tùy theo từng thể bệnh chàm để có cách điều trị khác nhau như:

  • Ở thể chàm cấp: người bệnh nên dùng thuốc làm dịu da, sát trùng, chống ngứa. Ngoài ra người bệnh nên liên tục đắp dung dịch Jarish, hay nước muối sinh lí 0,9 %, hoặc thuốc tím pha loãng…vào nơi da bị bệnh.
  • Đối với chàm bán cấp: Có thể dùng các thuốc dầu, kem làm giảm đau, dịu da, sát trùng. Còn nếu người bệnh bị chàm mạn tính thì nên dùng mỡ, hắc ín chữa vết thương.

Trên đây là những kiến thức căn bản về bệnh chàm mà bạn nên biết để có thể phòng và điều trị bệnh hiệu quả nhất. Ngay khi có những triệu trứng bệnh, bạn cần đi đến các sơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị bệnh tránh để xảy ra những biến chứng đáng tiếc.

Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới