Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, đi kèm theo đó là điều kiện sinh hoạt vệ sinh không đảm bảo tạo điều kiện cho bệnh nấm da phát triển và lây lan.
- Cách phòng các bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột
- Hormone kiểm soát hoạt động trong cơ thể như thế nào?
- Vitamin Tổng Hợp Thay Thế Được Bữa Ăn Hàng Ngày?
Bệnh nấm da cách phòng ngừa và điều trị
Theo đó, các chuyên gia cũng khuyên các bạn cần chú ý cách phòng tránh và điều trị bệnh nấm da hiệu quả.
Bệnh nấm da là gì?
Nấm da còn có tên gọi khác là hắc lào, là tình trạng xuất hiện những vết đốm da màu, rất ngứa, và đổi màu gây ra bởi các loại nấm khác nhau. Những loại nấm khác nhau gây bệnh trên những vùng khác nhau của cơ thể và bệnh thường được đặt tên theo vùng xuất hiện nấm như: nấm toàn thân, nấm da đầu, nấm da chân, nấm da đùi, nấm bẹn, nấm móng, nấm niêm mạc v.v… bệnh không được điều trị đúng cách rất dễ bị bội nhiễm, khó điều trị, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh nấm da ( hắc lào) là do các loại nấm gây ra, điển hình như: malassezia furfur, trichophyton, microsporum và epidermophyton. Ngoài ra những người có da dầu hoặc hormon thay đổi làm suy giảm hệ miễn dịch cũng có nguy cơ bị hắc lào cao hơn. Nấm da có thể lây lan thông qua con đường tiếp xúc với vùng bị nhiễm nấm của người khác, hoặc dùng chung đồ dùng với bệnh nhân.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm đó là:
Trẻ em dưới 15 tuổi
Người sống trong điều kiện ẩm ướt, đông người, vệ sinh kém.
Tiếp xúc với người bị nấm hoặc dùng chung đồ dùng, quần áo, giường chiếu… với người bị nhiễm nấm.
Người có sở thích mặc quần áo chật, bó sát,
Người có hệ thống miễn dịch suy yếu: HIV, AIDS, người bệnh sau phẫu thuật, nằm lâu…
Những dấu hiệu của bệnh nấm da ( hắc lào)
Triệu chứng điển hình thường gặp là ngứa. Thỉnh thoảng xuất hiện tình trạng tróc vảy hoặc bong tróc ở da. Trên cơ thể, bệnh hắc lào bắt đầu dưới dạng các mảng nổi nhẹ, có hình tròn hoặc bầu dục, có màu đỏ hoặc nâu xám, xuất hiện ở da và gây ngứa khó chịu cho bệnh nhân.
Khi xuất hiện mẩn đỏ và vảy da, bệnh có thể lây truyền cho những người khác. Hạn chế việc cào hoặc gãi ngứa vì gây ra tình trạng sưng, chảy nước và tạo điều kiện cho nhiễm trùng, bội nhiễm, gây khó khăn cho việc điều trị, có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Một số triệu trứng điển hình:
Bệnh nấm da đùi: là bệnh nấm da thường hay xuất hiện ở mặt bên trong của đùi. Bệnh nấm da đùi thường gây ra tình trạng đau nhức và ngứa nặng, thường kèm theo các triệu chứng phát ban đỏ, các mảng nấm có hình tròn có khả năng lan ra xung quanh vùng nếp gấp của cơ thể.
Bệnh nấm da chân: là một loại bệnh nấm da thường xuất hiện ở vùng kẽ ngón chân và mặt mu bàn chân và gây ra tình trạng ngứa, phát ban, tróc vảy, da chết, nóng rát, phồng da nhẹ, và có mùi mốc hoặc khó chịu, hôi thối. Tình trạng ngứa thường nặng nhất ở vùng kẽ ngón chân, dễ gặp khi bệnh nhân đi mưa hoặc lội vào vùng nước bẩn.
Bệnh nấm da đầu: có các triệu chứng ban đầu là nổi mẫn đỏ và sưng tấy thành mảng ở da đầu, sau đó là rụng tóc. Phần tóc bị nhiễm bệnh thường trở nên yếu và dễ rụng cả mảng. Tạo thành gàu mảng, gây khó chịu và mất tự tin cho bệnh nhân.
Bệnh nấm da đa sắc: thường không có dấu hiệu đặc trưng, nhưng một số người cảm thấy ngứa nhẹ và đổ mồ hôi nhiều hơn.
Các phương pháp phòng và điều trị nấm da
Bệnh nấm da nếu phát hiện sớm và điều trị thì sẽ nhanh khỏi, không để lại sẹo, và biến chứng bội nhiễm. Sau đây là một số cách phòng và điều trị nấm da:
Thuốc điều trị nấm: nếu thể trạng nhẹ có thể dùng thuốc bôi tại chỗ, năng hơn thì dùng đường toàn thân. Một số nhóm thuốc kháng nấm điển hình như: nhóm azol, griseofulvin, terbinafine…Thoa thuốc theo đúng như chỉ định.
Cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Tắm gội hằng ngày, không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác. Giữ cho vùng da bị nhiễm nấm được sạch sẽ và khô ráo, không gãi hoặc cọ xát ở những vùng bị nhiễm bệnh, dùng bông khô thấm nhẹ nếu bị chảy nước mưng mủ.
Mặc quần áo sạch sẽ và khô ráo, không nên mặc bó xát nên chọn quần áo chất liệu thấm hút mồ hôi nhanh.
Nguồn ytevietnam.edu.vn