Bệnh nổi mề đay – triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cháu năm nay 18 tuổi tuy nhiên năm nào cũng vậy cứ để lúc giao mùa là người cháu lại bị nổi mề đay rất nặng. Cháu đã đi khám và được chẩn đoán là bị mề đay cấp.

Bệnh nổi mề đay - triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Bệnh nổi mề đay – triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Chào bác sĩ, cháu năm nay 18 tuổi tuy nhiên năm nào cũng vậy cứ để lúc giao mùa là người cháu lại bị nổi mề đay rất nặng. Cháu đã đi khám và được chẩn đoán là bị mề đay cấp. Cháu đang rất lo lắng vì đã uống thuốc nhưng mề đay vẫn xuất hiện đặc biệt là những ngày trời chuyển mùa. Nhờ bác sĩ tư vấn!

Trả lời: 

Bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, mề đay là một trong những bệnh lý da liễu mà ở đó tình trạng da nổi những nốt mần và ngứa, có thể xảy ra ở một phần của cơ thể hoặc lan rộng ra một số khu vực khác. Việc nổi mề đay không phải là quá nguy hiểm nhưng nó có thể gây cảm giác khó chịu cho người bênh, trong một số trường hợp nếu không được điều trị kịp thời cũng đe doa đến tính mạng.

Nguyên nhân của hiện tượng nổi mề đay.

Nguyên nhân gây mề đay rất phức tạp, thông thường người ta hay gặp bệnh mề đay ở những người có cơ địa hay bị dị ứng, đặc biệt là những người hay bị dị ứng với thời tiết, lạnh, dị ứng với đồ ăn như tôm, cua, mực, mỹ phẩm,…

Khi tiếp xúc với các vật lạ, cơ thể sẽ hình thành một chất gọi là histamine, làm cho người bệnh ngứa và đồng thời làm xuất hiện các triệu chứng khác như thở gấp, khó thở, giãn mạch máu gây hạ huyết áp, choáng váng.

Biểu hiện của bệnh nổi mề đay

Theo các bác sĩ tư vấn, bệnh mề đay là một bệnh lý da liệu mặc dù không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng bệnh có thể xảy ra đột ngột và xuất hiện ở bất kỳ vùng da, niêm mạc nào trên cơ thể người bệnh, biểu hiện thông qua các nốt sần, nốt ban đỏ, phù nề màu hồng hoặc đỏ ở trên mặt, thân, tay hoặc chân; những nốt này khác nhau về kích thuốc và hình dạng;

Ngoài ra, ngứa còn là một triệu chứng rất bình thường của nổi mề đay, ngứa rất nhiều, càng gãi càng ngứa, khi gãi làm cho da dễ trầy xước, dễ bị tổn thương nhiễm trùng và để lại sẹo, vết thâm. Nốt sần có thể xuất hiện vài ba phút đến vài giờ đồng hồ rồi lặn.

Nguy hiểm hơn, bệnh có thể biểu hiện ở đường tiêu hóa gây đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy, thậm chí xảy ra ở tổ chức não gây nên hiện tượng phù nề não rất nguy hiểm

Những ai có thể dễ dàng mắc phải nổi mề đay

Nổi mề đay là một bệnh khá phổ biến, chúng ta cũng thường xuyên gặp, nó ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới, nhưng có thể gặp phải ở mọi độ tuổi.

Mề đay có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi

Mề đay có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi

Cách điều trị bệnh mề đay

Nhiều người đã từng đặt ra câu hỏi có cách nào để chữa trị mề đay một cách nhanh nhất mà không bị tái phát lại?

Theo Tin tức Y học, phương pháp được các bác sĩ hay sử dụng để điều trị cho bệnh nhân bị nổi mề đay là điều trị triệu chứng bằng các loại thuốc kháng sinh histamine. Liệu trình sử dụng thuốc chỉ trong vòng thời gian 7-10 ngày, thuốc còn gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận. Khi gan, thận suy yếu dễ dẫn đến tình trạng cơ thể dễ bị mắc phải các loại bệnh.

Để điều trị được bệnh nổi mề đay, chúng ta cần tăng cường điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh bằng việc tăng cường chức năng gan, thận để chống lại các yếu tố dị nguyên xâm nhập vào cơ thể.

Kiêng gì để hạn chế nổi mề đay

Trong  ăn uống, tốt nhất tránh ăn những nhân tố gây dị ứng trong thực phẩm, hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, các loại thực phẩm cay, nóng, thực phẩm giàu protein như hải sản, trứng,…

Những người hay bị bệnh mề đay nên kiêng các loại thức ăn dễ gây bệnh như: Tôm, cua, mực, ốc,….

Trong thời gian giao mùa bạn tốt nhất bạn nên tránh các chất gây dị ứng, hạn chế tiếp xúc với các chất lạ. Mặc dù mề đay có thể điều trị được bằng thuốc nhưng hạn chế việc để cơ thể bị dị ứng, nổi mề đay quá nhiều lần sẽ có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn.

Lời khuyên của bác sĩ

Khi bạn đã bị mề đay, đừng xem nhẹ dù chỉ bị một lần nhưng bạn cần đi khám bác sĩ ngay, tốt nhất là bác sĩ chuyên khoa dị ứng, không nên tự ý điều trị hoặc sử dụng đơn thuốc đã cũ.

Có thể dùng dầu thực vật để làm tăng thêm lượng acid béo không bão hòa, hạn chế việc phát sinh mẩn ngứa,..

Hồng Mơ – Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới