Đau thần kinh tọa và những điều không thể bỏ qua!

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Đau thần kinh tọa là bệnh lý hay gặp nhất trong các bệnh về cơ xương khớp, nhất là ở những người lao động nặng, người già. Vậy vì sao bệnh lại phổ biến đến thế?

Đau thần kinh tọa và những điều không thể bỏ qua!

Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mà nó còn gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời và điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa

+ Nguyên nhân toàn thân

Viêm dây thần kinh xuất hiện trong các bệnh

  • Giang mai giai đoạn III
  • Bệnh lậu
  • Bệnh cúm
  • Thấp tim
  • Sốt rét

Nhóm bệnh này ít gặp

+ Nguyên nhân tại chỗ

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh lý đau thần kinh tọa do tổn thương rễ.

Nếu xuất hiện ở người trẻ đang trong độ tuổi lao động, thì thoát vị đĩa đệm thường gặp cấp tính sau các động tác gắng sức mạnh không đúng tư thế của cột sống( cúi xuống nâng vật nặng không đúng tư thế, cử động đột ngột của thân..) gây đau thắt lưng hông cấp tính.

Trong khi bệnh chuyên khoa xuất hiện ở người lớn tuổi là do thoái hóa đĩa đệm, đây là nguyên nhân hay gặp nhất gây đau thắt lưng hông mạn tính, ở người béo phì có nguy cơ bị nhiều hơn. Có khi tổn thương đĩa đệm do vi chấn thương kéo dài trong cuộc sống hằng ngày như lái xe đường dài, tư thế xấu( như lệch người sang 1 bên hay cúi ra trước) trong thời gian dài, lúc này chỉ 1 gắng sức nhẹ cũng gây thoát vị đĩa đệm.

Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống mạn tính đưa đến các bệnh lý khác như: loãng xương, mọc gai xương, biến dạng thân đốt, cầu xương, và có thể gây thoái hóa đĩa đệm nhân nhầy và vòng xơ nên gây thoát vị đĩa đệm.

Trượt đốt sống

Đốt sống bị trượt ra trước hoặc ra sau một đốt sống khác, nguyên nhân do bẩm sinh hay do chấn thương. Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam

Trượt đốt sống hay đi kèm với thoái hóa cột sống, tổn thương dây thần kinh, hẹp ống sống thắt lưng.

Chấn thương

Tổn thương trực tiếp vào dây thần kinh tọa, gảy cột sống thắt lưng, gảy xương chậu, do tiêm vào dây tọa hay do tiêm thuốc dạng dầu ở mông lan đến dây thần kinh tọa, phẫu thuật áp xe mông.

Viêm đốt sống

Triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa ra sao?

Bệnh khởi phát trong đau dây thần kinh tọa rất khác nhau tùy nguyên nhân. Ðau xảy ra sau gắng sức thường gặp trong thoát vị đĩa đệm, đôi khi lúc đầu đau lưng sau đó mới đau theo đường đi của dây thần kinh tọa. Tuy nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nhìn chung có những đặc điểm sau:

Ðau tự nhiên

Đau xuất phát từ thắt lưng và lan xuống mông, xuống dưới chân là hay gặp nhất, có khi chỉ xuống tới mông, tới đùi hay lan tận xuống tận bàn chân. Nếu tổn thương L5 thì lan từ thắt lưng xuống mông rồi mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, trước mắt cá ngoài, mu bàn chân rồi đến ngón chân cái. Còn nếu tổn thương S1 thì đau từ thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân, gót, lòng bàn chân bờ ngoài bàn chân đến ngón út. Ðau thường liên tục nhưng cũng có khi có cơn bộc phát, nhưng cũng có thể giảm hay biến mất khi nằm…Cường độ đau thay đổi từ âm ỉ cho tới đau dữ dội không chịu được. Có khi đau tăng lên khi ho, hắt hơi thậm chí khi rặn đại tiểu tiện. Ðôi khi có dị cảm thay vì đau.

Khám bệnh thấy điểm đau tại chỗ

Ðau ở giữa hay bên cạnh cột sống từ đường giữa ra 1,5 cm ngang vùng L4, L5, S1.

Ấn dọc theo dây thần kinh tọa qua thống điểm Valleix 3 cm từ giữa cột sống ra ngang đốt sống L5 S1, giữa lằn mông, giữa mặt sau đùi, hỏm kheo chân, điểm cổ xương mác, điểm bắp chân và điểm hỏm  mắt cá ngoài.

Ðau do căng dây thần kinh

Dấu Lasègue: Ở tư thế nằm ngửa, nâng thẳng chân bệnh nhân từng bên một, nâng bên chân lành trước, sau đó nâng chân đau lên, nếu bệnh nhân thấy dau và căng mặt sau đùi thì dừng lại, đo góc tạo giữa cằng chân và mặt giường, nếu < 70 độ thì dương

Dấu Bonnet: Ở tư thế nằm ngữa, nâng chân và khép đùi bệnh nhân từng bên một  nếu gây đau dọc theo dây thần kinh tọa là dương tính.

Dấu Néri: Bệnh nhân đứng thẳng, hai gối thẳng rồi gập người xuống nếu chân bên đau co lại (gập gối lại) là dương tính.

Dấu Naffriger – Jonnes: ép tĩnh mạch cổ hai bên nếu đau thốn ở thắt lưng lan xuống mặt sau chân là dương tính. Thường gặp trong thoát vị còn vào ra được.

Phản xạ gân gót

Giảm hay mất trong tổn thương rễ S1.

Dấu vận động

Không đi bằng ngón được khi tổn thương S1, còn L5 thì không đi bằng gót được. Khi đi cẳng chân  bên đau hơi co lại.

Rối loạn dinh dưỡng cơ

Teo cơ mác trong tổn thương L5 , còn S1 thì teo cơ bắp chân.

Rối loạn thần kinh thực vật

Có thể gặp những bất thường về phản xạ vận mạch, nhiệt độ da, phản xạ bài tiết mồ hôi, phản xạ dựng lông ở chân đau.

Điều trị bệnh đau thần kinh tọa sao cho đúng

Chế độ chăm sóc

Nghỉ ngơi tuyệt đối trong trường hợp nặng, nên nằm giường cứng, tránh nằm võng hay ngồi ghế xích đu. Tránh vận động mạnh như xoay người đột ngột, chạy nhảy, cúi gập người…

Vật lý trị liệu

Tác động cơ học bằng cách kéo dãn cột sống, nắn cột sống, thể dục trị liệu, hồng ngoại, sóng ngắn, đắp sáp nến…

Ðiều trị bằng thuốc đặc trị

Giảm đau:Aspirine, kháng viêm không steroide, phong bế rễ thần kinh ngoài màng cứng hay trong màng cứng bằng corticoide hay novocain kết hợp với vitamin B12.

Giãn cơ như myolastan, thuốc an thần như  seduxen, xanax…

Vitamin nhóm B liều cao kết hợp với axit folic.

Tuỳ theo nguyên nhân mà điều trị như trong nhiễm trùng dùng kháng sinh…

Ðiều trị ngoại khoa

Phẫu thuật trong các trường hợp như khi thất bại tiêu nhân, thể liệt, hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống thắt lưng, đau không thể chịu được mặc dù đã dùng thuốc giảm đau hoặc hay tái phát. Có thể phẫu thuật hở hay dùng tia laser.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới