Khi bị béo phì chất béo trong cơ thể tích tụ quá nhiều làm cho cơ thể phì nộn, nặng nề…Người bị bệnh béo phì có nhiều nguy cơ mắc các bệnh như: tăng huyết áp, tim mạch, loạn lipit máu, bị sỏi thận và đái tháo thường, ung thư, các bệnh về xương khớp…
- Bệnh béo phì và nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả
- Những điều nên biết về bệnh Cao huyết áp?
- Tiết lộ 4 nguyên nhân gây ra bệnh Gout ít ai ngờ đến
Bệnh béo phì là gì?
Bệnh béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức hoặc không bình thường tại một số vùng trên cơ thể hay toàn thân gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Để xác định béo phì thông thường dựa vào chỉ số BMI. Chỉ số BMI (body mass index) là chỉ số cơ thể được sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có thể bị béo phì, quá gầy hoặc thừa cân. Nhưng chủ yếu được dùng để tính toán độ béo phì.
Cách tính chỉ số béo phì
Cách tính chỉ số béo phì BMI như sau: BMI = Trọng lượng cơ thể/Chiều cao x Chiều cao
- Trọng lượng cơ thể (tính bằng kg).
- Chiều cao (tính bằng m)
Bạn có thể đánh giá tình trạng béo phì qua chỉ số BMI như sau:
- Dưới chuẩn: BMI dưới 18.5
- Đạt chuẩn: BMI 18,5 – 24,9
- Thừa cân: Từ 25,0 – 29,9
- Béo phì cấp độ 1: 30,0 – 34,9
- Béo phì cấp độ 2: 35,0 – 39,9
- Béo phì cấp đô 3: Trên 40,0
Lưu ý: Chỉ số BMI có thể không chính xác với vận động viên hoặc người tập thể hình.
Nguyên nhân dẫn đến béo phì
Ăn uống quá nhiều, cung cấp năng lượng vượt nhu cầu cơ thể, thêm vào đó bạn lại vận đông đi lại ít làm cho năng lượng dư thừa không tiêu hao được khiến bạn thừa cân dẫn đến bệnh lý béo phì.
Chế độ của ăn uống của bạn không hợp lý khi bạn ăn nhiều tinh bột vào buổi tối hoặc ăn quá nhiều các loại thức ăn có chứa năng lượng cao như: Đường, mật, nước ngọt, thịt mỡ… Các món có nhiều dầu mỡ.
Thiếu hiểu biết cũng là một nguyên nhân khiến tình trạng béo phì tăng cao. Bạn không hề biết những thực phẩm nào giàu dinh dưỡng, ăn ít nhưng ăn toàn những thực phẩm có giàu năng lượng… Vì vậy bạn cần tìm hiểu thật kỹ về dinh dưỡng trong mỗi loại thực phẩm để có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Theo các bác sĩ, hoạt động thể lực và tập thể dục giúp bạn có thể tiêu hao năng lượng… Tuy nhiên sau khi vận động thể lực bạn lại ăn nhiều chất béo, giàu năng lượng… Điều này không làm bạn gầy đi mà càng béo hơn.
Tình trạng béo phì không chỉ diễn ra với những người giàu mà những người nghèo cũng rất dễ mắc phải. Bởi không có điều kiện kinh tế nhưng các loại thức ăn bạn sử dùng chỉ có thể là những thực phẩm nhiều tinh tột, nhiều năng lượng và chất béo cũng khiến cho người nghèo bị béo phì.
Thanh Hiên: Ytevietnam.edu.vn