Bệnh đau đầu, đau nửa đầu là một trong những bệnh có thể dẫn đến tàn tật nếu không được điều trị tích cực. Những cơn đau nửa đầu thường xuất hiện bất thình lình và phổ biến hơn vào mùa lạnh. Đây cũng được coi là bệnh nguy hiểm vì có thể dẫn đến tàn tật nếu không được điều trị tích cực.
- Bệnh đau đầu – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
- Điểm mặt 7 nguyên nhân chính gây bệnh đau đầu rất dễ mắc phải
- Cảnh báo 5 loại thực phẩm người bệnh đau đầu không nên ăn
Chứng đau nửa đầu xảy ra đối với mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, đặc biệt khi trời lạnh thì bệnh càng trở nên nặng hơn, tần suất đau kéo dài. Khi gió múa, trời lạnh các bộ phận trên cơ thể bị ảnh hưởng nếu không được giữ ấm, khiến mạch đập nhanh, hoa mắt,…Để tránh bệnh đau nửa đầu tái phát nhiều khi trời lạnh, các bạn nên tham khảo một số lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa dưới đây.
Bệnh nhân mắc bệnh đau nửa đầu kéo dài có thể dẫn đến những liên lụy khác đến sức khỏe như mất ngủ, suy giảm trí nhớ và rối loạn thần kinh. Điều đáng lo ngại là bệnh này có thể tái phát nên bạn cần nắm được bản chất của bệnh để biết cách phòng bệnh tốt hơn.
Cách ngăn ngừa chứng đau nửa đầu
Cách điều trị tốt nhất cho những người mắc chứng đau nửa đầu thường xuyên và dữ dội là phòng ngừa. Bạn có thể làm một số việc để ngăn chặn trước khi chứng đau nửa đầu xảy ra.
- Kiểm soát các tác nhân gây đau phổ biến
Tránh xa những tác nhân gây đau đầu phổ biến như các chất có cồn: rượu bí, thuốc lá…Trong những chất này có một lượng chất kích thích ảnh hưởng rất nhiều tới não bộ. Bên cạnh đó tác nhân gây đau đầu cũng hình thành từ những bữa ăn hàng ngày của bạn, chế độ ăn không hợp lý, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít, bỏ bữa cũng gây nên tình trạng đau nửa đầu. Nên giữ một chế độ ăn và cân nặng trong tầm kiểm soát hợp lý.
- Tránh các loại thực phẩm có chứa tyramine và nitrites
Tyramine tiết ra một loại hóa chất trong não gọi là norepinephrine có thể gây đau đầu. Một số loại thức ăn có chứa tyramine hoặc nitrites như cà tím, khoai tây, xúc xích, đồ chiên rán, rươu vang đỏ…Thức ăn có nhiều gia vị hoặc các chất phụ gia nhân tạo, hay các thực phẩm lên men cũng có thể góp phần gây chứng đau nửa đầu.
- Cẩn thận với hiện tượng dị ứng thức ăn
Chứng dị ứng với một số thức ăn có thể gây đau nửa đầu ở một số người mẫn cảm do hiện tượng dị ứng gây sưng viêm. Nếu bị đau nửa đầu, bạn hãy liệt kê những thức ăn đã tiêu thụ trong ngày. Nhờ đó bạn có thể theo dõi và xác định các loại thức ăn nào gây dị ứng. Bạn cũng có thể đến bác sĩ nhờ kiểm tra các xét nghiệm y tế về hiện tượng dị ứng thức ăn.
- Giữ đủ nước cho cơ thể
Cơ thể con người cần nhiều nước, nước giúp cân bằng nội tiết tố. Thiếu nước có thể sẽ trở nên mệt mỏi, khó chịu, chóng mặt, đau đầu…Nên bổ sung vào cơ thể hàng ngày bằng nguồn nước trắng, các loại thức uống có gas, caffeine hay có đường đều nên hạn chế.
- Tránh một số loại ánh sáng
Ánh sáng mạnh cũng là một trong những tác nhân gây đau đầu. Khi bạn đang đối phó với bệnh đau nửa đầu thì nên tránh xa những nơi có ánh sáng mạnh như sàn nhảy, phòng hát…Ánh sáng mạnh khiến các tế bào thần kinh bị kích thích làm cơn đau nửa đầu dữ dội hơn.
Bên cạnh đó ngoài việc ngăn ngừa chứng đau nửa đẩu bằng những phương pháp trên thì bạn cũng nên đề phòng vì chứng đau nửa đầu là dấu hiệu nhận biết của bệnh đột quỵ. Vì vậy nếu chủ quan, chậm trễ trong việc cấp cứu thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn