Theo đó, các cây hoa được Cục An toàn thực phẩm của Bộ Y tế cho vào danh sách đề nghị chặt bỏ là một số loại cây phổ biến có chứa chất gây độc như cây lá ngón, cà độc dược, ngô đồng, …
- “Cây mật nhân” có thực sự là “tiên dược”?
- Nếu muốn hạnh phúc hãy “đi lang thang”?
- BHYT bất ngờ thanh toán lại tiền triệu thuốc điều trị
Cây thống thiên
Danh sách các cây hoa gây độc trong khuôn viên trường học
Theo tin tức mới nhất thì đã có nhiều sự việc đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến các cây hoa độc trong trường học. Đó là vụ việc xảy ra vào ngày 10/4 đã có hơn 10 học sinh hiện đang học lớp 2 tại trường Tiểu học Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh đập hạt ngô đồng ăn. Sau đó các em đã có dấu hiệu ngộ độc vào được đưa đến bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh. Gần đây hơn vào ngày 20/4 vừa qua, có đến hàng chục học sinh học sinh trường Tiểu học Nghi Hòa, Nghệ An cũng đã phải nhập viện sau khi ăn hạt ngô đồng với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, suy hô hấp… Đây là một loại cây hoa chứa protein độc gọi là toxalbumin gây độc đến cơ thể.
Như vậy, có thể thấy từ các cây hoa trong khuôn viên trường học mà nhiều học sinh gặp nguy hiểm ngày càng nghiêm trọng. Đó chính là nguyên nhân khiến hàng chục học sinh bị ngộ độc do tiếp xúc với cây hoa trong trường.
Vì thế Bộ Y tế đã có chủ trương đề nghị các trường rà soát, kiểm tra và chặt bỏ ngay các loại cây có chứa chất gây độc hiện đang được trồng phổ biến trong khuôn viên trường học, công viên và nơi công cộng. Theo phân tích của Giảng viên Dương Trường Giang, hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì tuy chúng ta vẫn thường tiếp xúc hằng ngày nhưng ít ai biết được nếu ăn phải hay tiếp xúc không đúng cách, đây sẽ là nguyên nhân gây ngộ độc, cực kỳ nguy hiểm. Người lớn và các cơ quan có thẩm quyền nên chấn chỉnh ngay.
Cây Ngô đồng
Danh sách các nhóm cây có thể gây độc bao gồm:
- Nhóm cây chứa chất alcaloid cực độc:
- Cây lá ngón (tên khoa học là Gelsemium elegans). Loại cây này chỉ cần ăn vài lá có thể dẫn đến chết người, cực kỳ nguy hiểm.
- Cây cà độc dược (tên khoa học là Datura alba Lour)
- Nhóm cây chứa chất glycosid gồm:
– Cây trúc đào (tên khoa học là Nerium oleander L.).
– Cây thông thiên (tên khoa học là Thevetia peruviana (Pers.) K. Schum.)
– Cây đai vàng (còn gọi là dây huỳnh, huỳnh anh) (tên khoa học là Allamanda cathartica L.)
– Bông tai (tên khoa học là Asclepias curassavica L.)
Theo bác sĩ chuyên khoa thì một số cây trên đây có ảnh hưởng cực kỳ hại đến tim có thể dẫn đến một số hiện tượng và căn bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng của chúng ta hiện nay.
- Nhóm cây chứa protein độc (chất toxalbumin):
– Cây thầu dầu (tên khoa học Ricinus communis L.)
– Cây ngô đồng (tên khoa học Jatropha podagrica)
Bộ Y tế đề nghị các trường rà soát và chặt bỏ cây hoa gây độc
Đây là động thái được nhiều người dân ủng hộ và nhất trí sau khi có hơn 20 học sinh bị ngộ độc vì ăn hạt cây ngô đồng. Các em học sinh đã truyền tai nhau rằng ăn hạt của cây ngô đồng thì có vị bùi và sẽ thông minh hơn. Chính suy nghĩ sai lầm đã khiến các em bị ngộ độc và phải nhập viện điều trị. Theo chia sẻ của bạn sinh viên đã từng theo học Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì có thể thấy đây cũng chỉ là một trong nhiều vụ học sinh bị ngộ độc do ăn cây ngô đồng. Và cũng là lời cảnh báo dành cho các em học sinh khi tiếp xúc với cây hoa trong khuôn viên.
Cây lá ngón
Các thầy thuốc tư vấn cho rằng nên có phương pháp thay đổi ngay, bởi hiện nay có rất nhiều cây hoa chứa độc, mọc hoang ven đường, trong trường hay các nơi công cộng chứa các chất hữu cơ gây hại nếu ăn phải. Nhiều người vẫn chủ quan nên có thể gặp nạn bất kỳ lúc nào. Tốt nhất nên chặt bỏ để hạn chế tối đa khả năng ngộ độc.
Đây không phải là lần đầu tiên học sinh bị ngộ độc do ăn quả cây trồng. Thời gian qua nhiều địa phương đã xảy ra ngộ độc do trẻ em ăn quả của loài cây, hoa có trong khuôn viên trường học. Các loài cây, hoa này được trồng với mục đích làm cảnh hoặc mọc hoang dại, song chứa các hợp chất hữu cơ có khả năng gây độc cho cơ thể khi ăn phải. Sinh viên ngành Y Dược là người rất am hiểu về vấn đề này.
Theo đó, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo các trường học có trồng các cây hoa trên để nghiên cứu học tập thì nên dùng biện pháp cảnh báo. Ngoài ra các trường khác nên rà soát chặt bỏ ngay. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho học sinh về an toàn thực phẩm, phát hiện dấu hiệu bất thường nếu ăn phải hoa quả độc, hướng dẫn các sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm…để nâng cao cảnh giác.
Trang Minh – Ytevietnam.edu.vn