Bộ Y Tế ra quy định bắt buộc người dân hiến máu

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo dự thảo luật Y tế vào kỳ họp thứ 7 năm 2018 và thông qua dự án luật vào kỳ họp thứ 8 năm 2018 của Quốc hội, Bộ Y Tế ban hành luật hiến máu và tế bào gốc đối với công dân đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam độ tuổi từ 18-60 tuổi. 

Quy định hiến máu đối với công dân Việt Nam từ 16-60 tuổi
Quy định hiến máu đối với công dân Việt Nam từ 16-60 tuổi

Bộ Y Tế đang lựa chọn phương án áp dụng luật hiến máu

Theo tin tức mới, sáng nay ngày 9/1, Bộ Y Tế đã có buổi công bố với báo chí về dự thảo luật hiến máu và tế bào gốc. Trong đó dự thảo luật có ghi mỗi công dân ở độ tuổi từ 16-60 tuổi khi có đủ điều kiện sức khỏe đều phải tham gia hiến máu tình nguyện 1 lần/1 năm.

Dự thảo Luật hiến máu này nhằm giải quyết tình trạng thiếu máu để phục vụ cho công tác điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc. Trong buổi công bố về dự thảo này, Bộ Y Tế đã đề xuất 2 phương án áp dụng:

Phương án 1: Việc hiến máu là quy định và nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân Việt Nam và phải làm 1 lần/năm nhưng có thể loại trừ một số trường hợp không đủ điều kiện hiến máu.

Dự thảo Luật hiến máu còn nhiều tranh cãi nhiều vấn đề
Dự thảo Luật hiến máu còn nhiều tranh cãi nhiều vấn đề

Phương án 2: Việc hiến máu sẽ áp dụng biện pháp tự nguyện đối với toàn bộ công dân có đủ điều kiện hiến máu, kết hợp và triển khai mạnh các hoạt động vận động hiến máu.

Đánh giá hiệu quả của 2 phương án, Bộ Y Tế cho thấy đối với phương án 1 khi quy định công dân bắt buộc phải đi hiến máu thì sẽ giải quyết được tình trạng thiếu máu tại các cơ sở Y tế nhưng nếu thực hiện chính sách này hàng năm thì Việt Nam sẽ phải tiêu tốn khoảng 4.180 tỷ đồng, Quỹ Bảo hiểm Y tế chi trả là 400 tỷ đồng và các Doanh nghiệp phải chịu thiệt hại là 3.200 tỷ đồng khi người lao động nghỉ việc đi hiến máu. Còn đối với người lao động thì cũng phải mất 580 tỷ đồng cho việc đi lại hiến máu.

Còn nếu việc hiến máu là tình nguyện thì số tiền bỏ ra sẽ giảm đi một nửa, tất cả các mặt khác như Doanh nghiệp chi trả tiền lương, Quỹ Bảo hiểm, người lao động sẽ giảm được số tiền phải bỏ ra phục vụ cho việc hiến máu.

Những ý kiến xung quanh dự thảo Luật hiến máu

Theo Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu T.Ư – đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí nhận định Luật này có thể đổi thành “Luật hiến máu và hiến tế bào gốc”, “Đây là một bước tiến văn minh và nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã áp dụng và ra quy định tương tự”.

Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu T.Ư - đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí cho rằng nên áp dụng Luật hiến máu.
Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu T.Ư – đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí cho rằng nên áp dụng Luật hiến máu.

Hiện tại việc hiến máu tình nguyện đã trở thành một trong những phong trào lớn trong xã hội, tuy nhiên nếu trở thành quy định sẽ có cơ sở pháp lý và buộc mọi người phải tuân theo – Ông Trí cho hay.

Đối với các bác sĩ chuyên khoa đang hoạt động trong lĩnh vực Y tế thì cho rằng, việc yêu cầu bắt buộc đối với các công dân hiến máu thì là một vấn đề khó, cần phải có mức điều chỉnh hợp lý. Việc nhận máu cần phải có sự chọn lọc kỹ càng, nếu ép buộc công dân hiến máu sẽ xảy ra tình trạng lơ là trong công tác quản lý và xét nghiệm y tế cần thiết.

Mặc dù luật về máu và tế bào gốc mới ở khâu dự thảo nhưng đã khá gây tranh cãi trong xã hội vì hiện nay tình trạng hiến máu tình nguyện đã gần tương đương với khuyến cáo của Tổ chức Y Tế thế giới, vì vậy tại sao Bộ Y Tế còn phải bắt buộc ra quy định công dân phải hiến máu?

Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới