Cách làm và 9 công dụng tuyệt vời của trà nghệ đối với sức khỏe

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 1,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nhờ khả năng chống viêm và chống oxy hóa, nghệ giúp giảm nguy cơ đột biến tế bào và ung thư,…trà nghệ dần trở thành thức uống không thể thiếu của nhiều người.

Cách làm và 9 công dụng tuyệt vời của trà nghệ đối với sức khỏe

Cách làm và 9 công dụng tuyệt vời của trà nghệ đối với sức khỏe

Cách làm trà nghệ

Theo các Bác sĩ Y học cổ truyền, củ nghệ được dùng trong ẩm thực hàng ngàn năm nay. Đây là một trong những loại gia vị giúp nhuộm vàng thực phẩm. Ngoài việc sử dụng trong chế biến món ăn, nghệ cũng được biết đến với các lợi ích chữa bệnh. Một trong những thành phần chính trong củ nghệ, được gọi là curcumin,  có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Nghệ có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, kháng nấm, kháng virus và kháng khuẩn. Tất cả các đặc tính này rất cần thiết trong điều trị một số bệnh. Củ nghệ cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin B, C, E và K, sắt, canxi, chất xơ và magiê. Chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn cách làm một loại đồ uống để bạn có thể dễ dàng bổ sung loại gia vị có ích này cho cơ thể.  Hãy cùng bắt đầu nhé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Tinh bột nghệ Tách Tinh Dầu
  • 1 Ly nước
  • 1 nhánh gừng nhỏ, bột quế hoặc thanh quế nhỏ (có thể bỏ qua nếu cơ địa nóng)
  • Sữa đặc, mật ong
  • Chanh

Cách làm trà nghệ:

  • Gừng tươi bỏ vỏ, đập dập, rồi cho vào cốc nước nóng. Chờ nước gừng nguội bớt, thì cho 2 thìa cafe tinh bột nghệ, chú ý cho vào khi nước ấm chứ không dùng nước sôi, tránh làm giảm lượng curcumin trong nghệ.
  • Ngâm khoảng 10 phút rồi dùng rây lọc lấy nước, bỏ bã. Cho thêm mật ong hoặc sữa đặc vào tùy theo khẩu vị của bạn.
  • Khi thưởng thức bạn có thể thái vài lát chanh mỏng cho vào ly với 1 chút bột quế để tăng mùi thơm và vị ngon cho đồ uống.

Trà nghệ giúp trẻ hóa da cực hiệu quả

Trà nghệ giúp trẻ hóa da cực hiệu quả

9 công dụng tuyệt vời của trà nghệ đối với sức khỏe

Dưới đây là những công dụng vô cùng tuyệt vời mà trà nghệ mang lại đối với sức khỏe cũng như sắc đẹp mà các Bác sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp:

  • Giảm triệu chứng viêm khớp

Nhờ thuộc tính chống viêm, trà nghệ có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm khớp. Một nghiên cứu năm 2017 gồm 206 bệnh nhân viêm khớp ở Mỹ cho thấy, 63% sử dụng các sản phẩm bổ sung không phải vitamin để kiểm soát triệu chứng, trong đó nghệ là lựa chọn phổ biến nhất.

  • Tăng cường miễn dịch

Chất curcumin có trong nghệ được chứng minh là giúp cải thiện chức năng miễn dịch nhờ thuộc tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng virus và kháng khuẩn.

  • Giảm biến chứng tim mạch

Theo những tin tức y học mới nhất, nghệ có các thuộc tính tốt cho tim. Nghiên cứu năm 2012 phát hiện ra rằng, sử dụng 4g curcumin/ngày trong 3 ngày trước và 5 ngày sau phẫu thuật ghép bắc cầu động mạch vành giúp giảm 17% nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp hoặc đau tim.

  • Phòng ngừa và điều trị ung thư

Nhờ khả năng chống viêm và chống oxy hóa, nghệ giúp giảm nguy cơ đột biến tế bào và ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy, nghệ còn giúp hạn chế sự tăng trưởng của khối u và ngăn ngừa các tế bào ung thư lan rộng.

  • Giúp kiểm soát hội chứng ruột kích thích

Nghệ từ lâu đã được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, một số nghiên cứu cho thấy nghệ có thể giúp giảm đau do hội chứng ruột kích thích và cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân.

  • Phòng và điều trị bệnh Alzheimer

Các nghiên cứu cho thấy, nghệ có thể giúp giảm nguy cơ một số bệnh thoái hóa thần kinh nhờ tác dụng chống viêm và chống oxy hóa.

  • Bảo vệ chống tổn thương gan, sỏi mật

Nghiên cứu chỉ ra rằng, nghệ có thể bảo vệ chống tổn thương gan và phòng ngừa sỏi mật.

  • Phòng ngừa và kiểm soát tiểu đường

Một số nghiên cứu trên động vật và người cho thấy, bổ sung curcumin có tác dụng chống tiểu đường.

  • Giúp điều trị và kiểm soát bệnh phổi

Một tổng quan năm 2017 chỉ ra rằng, mặc dù các bằng chứng lâm sàng còn hạn chế, song chất curcumin trong nghệ hỗ trợ điều trị bệnh hen, xơ nang, ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới