Cảnh giác trước nguy cơ đột quỵ khi tập thể dục

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tai biến xảy ra trong lúc vận động đã được cảnh báo, nhất là những trường hợp đột tử mà trước đó người bệnh hoàn toàn khỏe mạnh. Vậy những yếu tố nào gây nên đột quỵ?

Những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

Những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

Theo nguồn tin tức y tế, người tập thể dục, thể thao xảy ra tai biến dẫn đến đột tử phần lớn do bị cao huyết áp, tụt huyết áp hay có bệnh lý về tim mạch. Họ chỉ phát hiện bệnh khi vận động quá sức. Vì vậy, nhiều người thấy sức khỏe bình thường, kiểm tra không phát hiện bệnh, nhưng khi chơi thể thao thì bị tai biến, tử vong. Khi tập thể dục, tập gym thì nhịp tim sẽ thay đổi nhanh hơn, đập nhanh hơn. Khi tập luyện nếu không kiểm soát nhịp tim sẽ rất nguy hiểm vì nhịp tim tăng, huyết áp cũng tăng khi đó xuất hiện các cơn thiếu máu thoáng qua. Có thể sau vài phút, người bệnh trở lại trạng thái bình thường nhưng đây chính là dấu hiệu dự báo cơn đột quỵ sắp xảy ra.

Nhiều người cao tuổi có thói quen tập thể dục vào sáng sớm có thể nguy hiểm cho sức khỏe. Khi cơ thể hoạt động cường độ cao cộng với nhiệt độ lạnh sẽ làm cho mạch máu co lại một cách đột ngột dễ gây xuất huyết não. Người cao tuổi phần lớn đã có sẵn bệnh nền, cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, nên khi nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ không thể thích nghi kịp, dẫn đến nhiễm lạnh và gây bệnh. Trong những ngày giá rét nhiệt độ thời tiết xuống thấp, những người có sẵn bệnh huyết áp sẽ dễ bị ảnh hưởng nhất. Thời điểm sáng sớm đang có sự chênh lệch khá lớn về nhiệt độ so với khi đang ngủ dễ khiến cơ thể người cao tuổi gặp lạnh đột ngột làm các mạch máu co lại và tăng trương lực quá mức. Các dấu hiệu nhận thấy như người vận động quá mạnh thấy mắt mờ, nhìn đôi, đau đầu, choáng váng, cứng cổ, buồn nôn. Nếu có dấu hiệu cơn thiếu máu thoáng qua, bạn cần đi kiểm tra sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết và xử trí khi bị đột quỵ

Dấu hiệu nhận biết và xử trí khi bị đột quỵ

Các giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, những dấu hiệu nhận biết như sau:

– Đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở tay chân hoặc mặt (các triệu chứng thường xảy ra ở một bên của cơ thể – nửa người).

– Xây xẩm, chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng hoặc không thể thực hiện vận động theo ý muốn…

– Đột ngột không nói được, giọng nói bị méo hoặc bệnh nhân bị nói nhảm, vô nghĩa, không hiểu được lời nói.

– Đột ngột mất thị lực, đặc biệt khi triệu chứng xuất hiện ở một bên mắt; Đột ngột đau đầu dữ dội.

Theo các bác sĩ, khi thấy người nhà có các biểu hiện đột quỵ như: Cười méo miệng, tay chân mệt mỏi, khó cử động…, cần đưa ngay tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu phát hiện và tiến hành chữa trị đột quỵ sớm trong khoảng 6 giờ ngay sau khi xảy ra đột quỵ thì sẽ tránh được nguy cơ bị yếu liệt sau đột quỵ. Với bệnh nhân nhồi máu cơ tim, nếu được can thiệp từ 30 phút đến một giờ có thể hồi phục tốt.

Không nên cho người nghi ngờ đột quỵ uống bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ, bởi khi bệnh nhân rơi vào đột quỵ thường rơi vào trạng thái rối loạn nuốt, uống nước còn khó nên việc uống viên thuốc to dễ bị chẹn đường thở. Trong khi đợi xe cấp cứu, người nhà sơ cứu cho bệnh nhân bằng cách để phần đầu và lưng bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể để tránh thức ăn, đờm rơi vào mũi, miệng, phổi. Mở cổ áo kiểm tra hô hấp, nếu bệnh nhân ngừng tim phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Nếu người bệnh co giật, người nhà phải lập tức lấy chiếc đũa đã được quấn lớp vải để ngáng ngang miệng bệnh nhân, tránh để người bệnh cắn vào lưỡi.

Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam – Tổng hợp

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới