Đau mắt hột thường xuất hiện khi thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ cao, đặc biệt bệnh còn lây từ người này sang người khác.
- Cách phòng các bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột
- Hormone kiểm soát hoạt động trong cơ thể như thế nào?
- Vitamin Tổng Hợp Thay Thế Được Bữa Ăn Hàng Ngày?
Chăm sóc bệnh nhân bị đau mắt hột
Vì vậy cần phải chăm sóc bệnh nhân và phòng tránh lây nhiễm cho người xung quanh.
Đau mắt hột là bệnh gì?
Đau mắt hột là tình trạng nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến mắt. Bệnh dễ lây lan thông qua tiếp xúc với mắt, mí mắt và mũi hoặc cổ họng của bệnh nhân. Bệnh cũng có thể lây truyền thông qua tiếp xúc với đồ dùng sinh hoạt của bệnh nhân như: khăn mặt, quần áo, đắp chung chăn…
Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt hột
Tác nhân gây ra bệnh mắt hột bắt đầu được đặt tên là Chlamydia. Tác nhân Chlamydia mắt hột có những đặc tính vừa giống vi khuẩn ( sản sinh theo cơ chế nhân đôi, có ADN và ARN) vừa virus (kí sinh bắt buộc trong màng tế bào, xuyên qua màng tế bào) ngoài ra vi khuẩn này còn có thể lây truyền và gây bệnh qua đường tình dục.
Bệnh đau mắt hột lan truyền qua tiếp xúc với dịch tiết từ mắt hoặc mũi của người bệnh hoặc thông qua đồ dùng sinh hoạt: quần áo, khăn tắm, chăn màn và các loại côn trùng (ruồi mắt) .
Triệu chứng của bệnh đau mắt hột
Triệu chứng rõ rệt nhất của đau mắt hột đúng như tên gọi của nó biểu hiện là mọc hột gât cộm ở phần mi mắt, cộm ở rìa mắt hoặc nổi cộm bên trong.
Mắt hột thể nhẹ: tổn thương ở biểu mô kết mạc, không cảm thấy ngứa, cộm mắt, chảy nước mắt… bệnh nhân có thể tự khỏi nếu vệ sinh mắt sạch sẽ, tránh nhiễm trùng.
Mắt hột yhể nặng: Vi khuẩn tấn công phần bên trong kết mạc mắt, sinh ra các triệu trứng như ngứa, kích ứng mắt và mí mắt, mắt chảy dich nhầy mủ, sưng mí mắt, nhạy cảm với ánh sáng, đau mắt, lông quặm, cụp mi, sẹo giác mạc… thậm chí mù mắt nếu biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, mô tuyến bôi trơn cho mí mắt có thể bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng khô mắt cực độ, làm vấn đề càng trầm trọng thêm.
Biến chứng của bệnh đau mắt hột
Biến chứng nguy hiểm nhất là gây mù lòa, WHO ước tính có 6 triệu người bị mù do bệnh đau mắt hột. Ban đầu bệnh đau mắt hột có thể gây ngứa nhẹ, kích ứng mắt và mí mắt, mí mắt bị sưng và chảy dịch không được điều trị có thể dẫn đến mù lòa. Một số biến chứng khác như:
Bệnh biến chuyển thành viêm kết mạc mãn tính gây mắt cộm, ngứa đỏ quanh năm.
Làm cho lông mi mọc xiêu vẹo, biến dạng, cọ sát vào giác mạc gây tổn thương, đục, mờ, xước giác mạc và có thể gây loét thậm chí thể gây viêm mủ nhãn cầu làm mù mắt.
Gây viêm sụn mi khiến sụn mi dày, xơ hóa, biến dạng, u hột, bội nhiễm ở mắt
Gây loạn thị: sẹo mắt hột cọ sát lâu ngày trên giác mạc làm giác mạc gồ ghề, lởm chởm, sai lệch đường đi của ánh sáng gây loạn thị, giảm thị lực.
Gây viêm tuyến lệ, tắc ống dẫn lệ: gây ra triệu chứng mờ mắt, chảy nước mắt sống. Gây khô mắt, khô giác mạc: do các ống tuyến bị teo, giảm tiết dịch gây khô mắt có thể dẫn tới tình trạng loét giác mạc, thủng giác mạc và gây mù mắt.
Chẩn đoán và điều trị bệnh đau mắt hột
Chẩn đoán mắt hột bằng cách: khám mắt (lật mí mắt), dùng tăm bông phết mắt để làm xét nghiệm, hỏi tiền sử bệnh.
Điều trị đau mắt hột bằng các phương pháp sau:
Điều trị dùng thuốc: dùng kháng sinh uống duy nhất (azithromycin) trong các trường hợp không biến chứng.
Điều trị phẫu thuật: được sử dụng để điều chỉnh mí mắt trong trường hợp bị biến dạng và mí mắt lộn (quay ra), lông mi bị tổn thương ở người lớn tuổi.
Chế độ sinh hoạt phù hợp phòng bệnh đau mắt hột
Vệ sinh mắt sạch sẽ bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý
Không sử dụng chung khăn mặt và đồ dùng sinh hoạt với người bị bệnh
Tránh dụi mắt khi đi đường hoặc khi tay chưa được vệ sinh sạch sẽ.
Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, tiêu diệt ruồi nhặng và các loại sinh vật có hại trong gia đình.Hướng dẫn trẻ nhỏ giữ an toàn vệ sinh đôi mắt.
Trong thời gian có dịch bệnh nên sử dụng thuốc mỡ tetraxyclin 1% mỗi lần cách nhau 8 giờ, liên tục trong 6 tuần để ngăn ngừa nguy cơ bị đau mắt hột.
Quản lý chất thải phù hợp, xử lý đúng cách chất thải của động vật và người hạn chế sự sinh sản của ruồi.
Nguồn ytevietnam.edu.vn