Chăm sóc da trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Một đứa bé được sinh ra là món quà quý giá với mỗi gia đình, trong những năm tháng đầu đời trẻ cần sự quan tâm rất nhiều từ cha mẹ. Mỗi biểu hiện của con, cha mẹ đều lo lắng liệu như vậy là bình thường hay bất thường, có cần phải xử lý gì không?

Chăm sóc da trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách?

Chăm sóc da trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách?

Giải đáp những thắc mắc về sự phát triển cũng như cách chăm sóc da của trẻ nhỏ qua những chia sẻ từ bác sĩ Lê Thị Ngoan – Giảng viên Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur

Đặc điểm da của trẻ sơ sinh mà bạn nên biết 

Da của trẻ sơ sinh mỏng manh và non nớt, tuyến mỡ phát triển mạnh, da nhiều nước nên sờ vào mềm mại và mịn như nhung. Lớp sừng mỏng nên dễ mất nước, tăng tính thấm của da và khả năng bảo vệ của da kém. Trẻ sơ sinh đủ tháng da trong suốt, có độ đàn hồi và ít lớp nhăn, trẻ sinh non thường có nhiều lông tơ, da nhăn nheo hơn.

Ngay từ khi mới sinh, trên da có một lớp mỡ màu xám trắng hoặc vàng nhạt gọi là chất gây (vernix caseosa), lớp chất gây này nhiều hay ít tùy thuộc vào từng đứa trẻ. Trước kia người ta thường đem rửa sạch lớp gây này đi, nhưng gần đây người ta phát hiện tác dụng của lớp gây này là: Bảo vệ da khỏi chấn thương,khỏi nhiễm khuẩn,  làm giảm mất nhiệt và là sản phẩm sinh dưỡng quan trọng của da khi trẻ vừa mới sinh  ra. Nên hiện nay, trẻ sinh xong chỉ dùng bông ướt lau những vùng da dính nhày và máu do quá trình đẻ còn lại giữ toàn vẹn lớp chất gây. Sau 48h, lớp chất gây hết vai trò và cần được làm sạch đi nếu không sẽ dễ gây hăm đỏ kẽ da.

Chuyên mục mẹ và bé của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng đã chỉ rõ: Khả năng điều nhiệt do vậy chưa được hoàn chỉnh, trẻ dễ lạnh quá hoặc nóng quá.

Trẻ sơ sinh trong những ngày đầu xuất hiện một số hiện tượng sinh lý ở da: Đỏ da sinh lý, vàng da sinh lý.

  • Đỏ da sinh lý: Xảy ra ở ngày thứ 1-2 sau đẻ, sau khi lau sạch lớp gây thì lớp dưới da hơi phù nề, đỏ hồng, phù tím nhẹ.Sau đó da dần trở nên trắng và bong vảy
  • Vàng da sinh lý: Gặp ở 30-50% trẻ sơ sinh đủ tháng, vàng da xuất hiện khoảng 2 ngày sau đẻ, kéo dài 5-7 ngày thì hết. Đối với trẻ sinh non, vàng da sớm và kéo dài hơn.

Các chức năng của da được hoàn thiện dần theo năm tháng, những tháng đầu khả năng bảo vệ của da rất kém, da thường bị nhiễm khuẩn, viêm loét tại chỗ và nguy cơ nhiễm trùng huyết qua da cũng rất cao.

Đặc điểm da của trẻ sơ sinh mà bạn nên biết

Đặc điểm da của trẻ sơ sinh mà bạn nên biết 

Các bất thường da thường gặp ở trẻ sơ sinh.

  • Hạt kê: Là dạng sẩn 1-2mm, màu trắng thường ở mũi, cằm, má hoặc cơ quan sinh dục. Thường tự biến mất sau vài tuần, vài tháng.
  • Ban đỏ nhiễm độc: Là các dát đỏ 1-3cm, đôi khi có bóng nước hay mụn mủ 2-4mm ở trung tâm màu trắng nhạt. Thường xuất hiện vào ngày thứ 2 sau sinh, chủ yếu ở vùng ngực và tự khỏi sau 1 tuần.
  • U máu: Gặp ở 5-10% trẻ, là những chấm hay mảng máu đỏ sáng dưới da ở vùng trán, gốc mũi, mí mắt… Nếu bướu máu nằm sâu có thể thấy dạng khối, ấn mềm màu xanh nhạt. Bướu máu thường gặp ở trẻ gái và trẻ sinh non. Bướu máu nông phát triển tối đa về kích thước lúc 6-8 tháng, bướu máu sâu lúc 12-24 tháng, sau đó phát triển chậm dần và teo đi sau 3-10 năm.
  • Basaback – Merrit là một dạng đặc biệt của bướu máu với đặc điểm: Bướu máu lớn ở sâu, mật độ cứng phát triển nhanh chóng xuất hiện ngay trong tuần đầu sau sinh và phát triển trong 2-5 năm . Kèm theo đó là những biểu hiện của rối loạn của máu như: Thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu…Một số bất thường da khác kể đến như: Viêm nang lông, bớt màu cà phê sữa…

Bác sĩ Ngoan lưu ý: “ Cha mẹ nên chú ý chăm sóc da trẻ sạch sẽ, phát hiện sớm những bất thường nếu có. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, cần rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện chăm sóc trẻ, chạm vào da trẻ. Nên cho trẻ ở phòng đủ ánh sáng để dễ dàng quan sát bất thường trên da, quan sát dưới ánh sáng mặt trời sẽ đảm bảo đánh giá tốt hơn”.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới